Cọc khoan nhồi là gì? Quy trình thi công cọc khoan nhồi đạt chuẩn

Trong các công trình xây dựng các ngành thủy lợi, cầu đường, xây dựng công nghiệp và dân dụng, kể cả những công trình có tải trọng lớn như nhà cao tầng đô thị thì cọc khoan nhồi có lẽ là thuật ngữ không mấy xa lạ với dân xây dựng. Vậy cọc khoan nhồi là gì? những ưu – nhược điểm của thiết bị này? bạn đã biết gì về nó. Hãy để CityA Homes giúp bạn hiểu rõ hơn thông qua những thông tin hữu ích dưới đây.

Cọc Khoan Nhồi Là Loại Cọc Bê Tông Cốt Thép Rất đặc Biệt
Cọc Khoan Nhồi Là Loại Cọc Bê Tông Cốt Thép Rất đặc Biệt

Cọc khoan nhồi là gì?

Chỉ mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây tuy nhiên cọc khoan nhồi đã là loại cọc móng sâu rất thịnh hành và được lòng các chủ đầu tư. Với đường kính từ 60 – 300 cm, chia ra nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với từng công trình.

Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông cốt thép rất đặc biệt. Chúng được đổ trực tiếp tại chỗ vào nền đất bằng phương pháp khoan tạo lỗ hoặc ống thiết bị. Việc tạo lỗ có thể thi công bằng nhiều cách khác nhau như: đào thủ công hoặc sử dụng các loại máy khoan hiện đại.

Ứng dụng cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi có nhiều kích thước khác nhau và được thi công ngay tại chỗ do đó được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng với nhiều dạng công trình khác nhau:

  • Công trình xây dựng dân dụng: nhà ở, công trình hỗn hợp trung và cao tầng.
  • Công trình xây dựng công nghiệp có kết cấu tải trọng lớn, cao tầng và quy mô rộng khắp.
  • Công trình cầu, cảng lớn: cầu vượt sông, cầu vượt biển, cảng sông hoặc cảng biển.

Ưu và nhược điểm của cọc khoan nhồi

Ưu Nhược điểm Của Cọc Khoan Nhồi
Ưu Nhược điểm Của Cọc Khoan Nhồi

Ưu điểm

  • Có khả năng chịu tải trọng lớn, có thể chịu tải trọng tốt hơn 1-2 lần so với các phương pháp thi công cọc khác.
  • Đóng cọc khoan nhồi giúp rút bớt được công đoạn đúc cọc, do đó không còn các khâu xây dựng bãi đúc, lắp dựng ván khuôn.
  • Vì cọc đúc ngay tại móng nên dễ thay đổi kích thước hình học của cọc như chiều dài, đường kính,… cho phép tạo ra những loại cọc có đường kính và độ sâu lớn để phù hợp với thực trạng đất nền.
  • Có khả năng sử dụng trong mọi loại địa tầng khác nhau, dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật như đá, đất cứng mà các cọc khác không đạt tới bằng cách sử dụng các dụng cụ như khoan chồng, máy phá đá, nổ mìn…
  • Cọc khoan nhồi thường tận dụng hết khả năng làm việc của vật liệu, giảm được số cọc trong móng, có thể bố trí cốt thép phù hợp với điều kiện chịu lực của cọc.
  • Không gây tiếng ồn, không gây ra hiện tượng trồi đất và tác động đến môi trường cũng như không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, phù hợp để xây dựng các công trình lớn trong đô thị.
  • Cho phép trực quan kiểm tra các lớp địa chất bằng cách lấy mẫu từ các lớp đất đào lên, để có thể đánh giá chính xác điều kiện đất nền, khả năng chịu lực của đất nền dưới đáy hố khoan.
  • Sức chịu tải ngang của cọc rất lớn, làm tăng khả năng chịu lực và móng của công trình, tăng khả năng chịu lực và độ bền ổn định hơn.

Nhược điểm

  • Sản phẩm trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất, do đó nếu khảo sát không kỹ sẽ dễ xảy ra các khuyết tật: Hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ thân cọc hoặc thay đổi kích thước tiết diện khi qua các lớp đất khác nhau.
  • Bê tông xung quanh thân cọc dễ bị rửa trôi lớp xi măng khi gặp mạch nước ngầm hoặc gây ra rỗ mặt thân cọc. Lỗ khoan nghiêng lệch, sụt vách lỗ khoan. Bê tông đổ thân cọc dễ bị không đồng nhất và phân tầng.
  • Thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết như mùa mưa bão… Vì việc bố trí thi công thường hoàn toàn ngoài trời.
  • Thường đỉnh cọc nhồi kết thúc trên mặt đất nên khó có thể kéo dài thân cọc lên phía trên, do đó phải làm bệ móng ngập sâu dưới mặt đất, do vậy không thuận lợi cho việc thi công các móng cọc bệ cao vì phải làm vòng vây ngăn nước tốn kém.

Khoan cọc nhồi được áp dụng trong những công trình nào?

Ứng dụng của khoan cọc nhồi (khoan dẫn cọc) trong công trình
Ứng dụng của khoan cọc nhồi (khoan dẫn cọc) trong công trình
  • Khoan cọc nhồi hay còn gọi là khoan dẫn cọc với ưu điểm nổi trội là chịu được trọng tải lớn nên được áp dụng với các công trình nhà cao tầng, hay công trong có tải trọng truyền xuống lớn… giải giáp này là sự lựa chọn tối ưu nhằm mang lại độ bền, độ an toàn cho các công trình xây dựng
  • Bên cạnh đó, Khoan cọc nhồi còn được sử dụng cho những công trình có tầm ảnh hưởng lớn, mang tính biểu tượng, quan trọng
  • Việc thi công khoan cọc nhồi không làm thay đổi cảnh quan bên ngoài, không làm trồi đất xung quanh nên giải pháp này được ứng dụng cho các công trình tại các khu dân cư, tại các điểm chật hẹp, ngõ ngách nhỏ mà không ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như các công trình lân cận
  • Ngoài ra, khoan cọc nhồi cũng được áp dụng trong các công trình quy mô nhỏ, với đường kính khoan nhỏ như công trình cải tạo, sửa chữa nâng tần; Tường chắn đất, tường tầng hầm, chống trượt, tường vây đào một đến ba tầng hầm; Cọc neo chịu nhổ cho các trụ cần trục tháp, vận thăng, cột anten, biển quảng cáo

Tại sao nên lựa chọn giải pháp thi công cọc khoan nhồi?

  • Trong thi công xây dựng cọc khoan nhồi thường dược ưu tiên lựa chọn hàng đầu bởi kỹ thuật cọc khoan nhồi có thể chịu lực gấp 1,2 lần so với các phương án khác.
  • Với những nơi có đieạ hình đất cứng thì chỉ cần đặt mũi cọc sâu xuống dưới lớp đất , mũi cọc được sâu hơn nên sức tải trọng cũng cao hơn.
  • Sử dụng cho những công trình có quy mô lớn, tiến hành thi công được được trên cả những vị trí có địa hình phức tạp.
    Ở những nơi đông dân cư, thành phố hay các công trình công cộng thì sử dụng cọc khoan nhồi không gây ảnh hưởng lên các công trình lân cận.
  • Phương pháp khoan nhồi tạo nên những khối cọc bê tông liền khối nên tăng được khả năng chịu lực và độ bền của móng.
    Sử dụng kỹ thuật này sẽ hạn chế được một số khâu trong quá trình khoan nên có thể giảm 20% – 30% chi phí xây móng công trình.

Phạm vi ứng dụng của khoan cọc nhồi

Cọc khoan nhồi sử dụng phương pháp khoan để đổ bê tông cốt thép trực tiếp tại chỗ trong các lỗ. Khi thực hiện khoan cọc nhồi sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đào đất ở vị trí cần khoan cọc lên sau đó bơm vào lỗ khoan dung dịch Bentonite nhằm tạo một lớp màng bảo vệ thành vách lỗ khoan vừa tạo.

Phạm vi ứng dụng của khoan cọc nhồi đó là gia cố nền đất yếu cho các công trình dân dụng và công nghiệp, tạo sự liên kết bền chắc với móng để giữ sự ổn định, độ bền cho các công trình thậm chí có thể ứng dụng cả những nền đất yếu.

Phạm vi ứng dụng của khoan cọc nhồi
Phạm vi ứng dụng của khoan cọc nhồi

Theo số liệu ước tính, hàng năm, chúng ta thực hiện các khoảng 50 ÷ 70 nghìn mét dài cọc khoan nhồi có đường kính 0,8 ÷ 2,5m, với chi phí khoảng 1300 ÷ 1400 tỷ đồng. Qua đó, cho chúng ta thấy giải pháp khoan cọc nhồi được áp dụng rộng rãi và phổ biến như thế nào đối với ngành xây dựng nước ta

Tổng hợp các loại cọc khoan nhồi hiện nay

Cọc khoan nhồi

Đây là loại cọc nhồi mà có các lỗ cọc được thi công bằng các phương pháp khoan khác nhau như khoan gầu, khoan rửa ngược..

Cọc khoan nhồi mở rộng đáy

Cọc khoan nhồi mở rộng đáy có đường kính đáy được mở rộng lớn hơn đường kính thân cọc. Trọng tải mà loại cọc này chịu được sẽ tăng lên 5÷10% do tăng sức mang tải dưới mũi

Cọc barrette

Đây là loại cọc phù hợp với nhiều công trình bởi nó có tiết diện đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau như tiết diện hình chữ nhật, chữ thập, chữ I, chữ H…và được tạo lỗ bằng gầu khoan. Trọng tải mà cọc này có thể tăng lên tới 30% do tăng sức mang tải bên.

Cọc khoan nhồi có xói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy (CNRBĐ)

Loại cọc nhồi này được sử dụng rộng rãi nhất nhờ việc áp dụng công nghệ rửa sạch đáy bằng cách xói áp lực lớn và bơm vữa xi măng gia cường đáy sử dụng áp lực cao. Đây có thể nói là sản phẩm hiện đại mới nhất trong các loại các cọc nhồi với ưu điểm nổi bật là tăng sức chịu tải trọng lên tới 200 ÷ 300%, cho phép sử dụng tối đa độ bền của bê tông cọc.

Các loại máy khoan cọc nhồi hiện nay

Các loại máy khoan cọc nhồi hiện nay 
Các loại máy khoan cọc nhồi hiện nay

Máy khoan tuần hoàn

Đây là loại máy khoan cọc nhồi được sử dụng để nghiền nát đất đá thành mùn khoan có cấu tạo hiện đại, được tạo thành nhờ nhiều linh kiện, bộ phận lắp ráp hoạt động với nhau một cách đồng đều.

Cấu tạo:

  • Mũi khoan (có gắn hàng răng để làm vỡ đất và mũi khoan đá).
  • Quả chùy có tác dụng để tạo lực đẩy lên mũi khoan.
  • Các đoạn cần khoan có tiết diện hình vành khăn để dễ dàng cho việc lắp thêm các đoạn cần khi tăng độ sâu và hình chữ khẩu trượt trong mâm quay có lỗ hình vuông tương ứng.
  • Khớp vạn năng.
  • Ống mềm dẫn dung dịch Bentonit và máy bơm (hay máy hút)

Máy khoan cọc nhồi cọc nhồi, xoắn ruột gà

Cấu tạo của loại máy này có nhiều mũi khoan , lồng cánh xoắn vào nhau xếp thành hàng để khi khoan trong đất tạo thành cọc barrette và tường vây. Hoạt động trên nguyên tắc tạo lỗ khô và thi công đẩy đất lên theo cách ruột gà.

Loại máy khoan cọc nhồi này có dạng một hàng mặt cắt hình tròn trồng lấn và nối tiếp nhau, phù hợp để khoan nhiều loại cọc nhồi khác nhau như Cọc khoan nhồi mở rộng đáy, Cọc barrette có tiết diện không tròn với nhiều tiết diện khác nhau, Cọc khoan nhồi có xói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy

Máy khoan cọc nhồi cọc nhồi, xoắn ruột gà được sử dụng chủ yếu ở các công trình nhỏ và vừa đòi hỏi đường kính lỗ khoan không lớn lắm, vị trí có mực nước ngầm thấp.

Quy trình thi công cọc khoan nhồi đúng chuẩn

Qúa Trình Thi Công Cọc Khoan Nhồi
Qúa Trình Thi Công Cọc Khoan Nhồi

Công tác chuẩn bị, định vị cọc khoan

Trước khi tiến hành thi công xây dựng bất kì hạng mục công trình nào thì công tác chuẩn bị cũng rất là quan trọng. Riêng đối với cọc khoan nhồi nhà thầu cần xác định và đảm bảo được các yếu tố: tìm hiểu rõ điều kiện địa chất, địa tầng và thủy văn của nền đất xây dựng, lên phương án cho trường hợp loại bỏ các chướng ngại vật dưới lòng đất nếu gặp phải, đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu.

Tiếp đến là công tác định vị, xác định vị trí của các trục, tim của cọc trong bản vẽ thiết kế trên thực trạng, vị trí chính xác nhất của các giao điểm, xác định vị trí tim cốt của từng cọc khác nhau trên hồ sơ thiết kế.

Giác móng: xác định và định vị các trục chi tiết trung gian, sử dụng máy kinh vĩ để định vị các trục chi tiết, đưa các trục ra ngoài thực địa và cố định các cột mốc.

Xác định tim cọc: là cách đóng cọc tiêu bằng thép với d=14 và chiều dài cọc là 1,5m vuông góc với nhau.

Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ

Tác dụng của ống vách là định vị, dẫn hướng cho mũi khoan đúng hướng. Đồng thời nó hỗ trợ ổn định cho bề mặt của hỗ khoan, chống sập trên hố, tránh cho đất đá hoặc rơi xuống hố khoan. Ngoài ra đây còn là sàn để đỡ tạm giúp công tác buộc nối, lắp dựng cốt thép diễn ra thuận lợi.

Quá trình rung hạ ống vách cần chuẩn bị máy rung và lắp máy rung vào ống vách. Tiếp đến là rung hạ ống vách với sai số với tâm móng không được vượt quá 30mm. Cuối công đoạn dùng thước nivo áp vào thành trong của ống vách để kiểm tra độ thẳng đứng.

Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ
Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ

Khoan tạo lỗ ban đầu tốc độ chậm sau đó nhanh dần. Trong khi khoan có thể nâng lên hạ xuống khoảng 1-2 lần. Mục đích để giảm dự ma sát thành cũng như lấy đất đầy vào gầu. Lưu ý: để mũi khoan chạm tới đáy hồ thì máy mới bắt đầu quay và nên dùng tốc độ thấp khi khoan để làm tăng mô men quay.

Kiểm tra độ sâu và vệ sinh hố khoan

Khi kiểm tra độ sâu của hố khoan thì kỹ sư cần xác định chiều sâu của lớp mùn khoan cần nạo vét. Vì lớp mùn có khả năng ảnh hưởng tới khả năng làm việc có hiệu quả hay không của cọc sau này.

Các công đoạn tiếp theo của công trình muốn được tiếp tục thì độ sâu của hố khoan cọc nhồi đạt yêu cầu thiết kế. Do đó cần làm sạch, lấy hết đất đá và các vật liệu ko liên quan làm ảnh hưởng, cản trở việc thi công ra bên ngoài.

Nếu hố khoan có nước thì dùng ống PVC hoặc ống kim loại có đường kính từ 60 – 100mm đưa xuống tới đáy hố khoan. Sau đó dùng khí nén bơm ngược đẩy bùn, nước ra bên ngoài đến khi đạt yêu cầu.

Lắp dựng cốt thép

Căn cứ vào bản vẽ thiết kế mà lắp dựng cốt thép đúng theo yêu cầu. Liên kết nối giữa các cấu kiện bằng dây buộc hoặc mối hàn. Nếu cọc có chiều dài lớn cần phải nối bằng bulong để đảm bảo đoạn lồng thép không bị tụt khi lắp hạ.

Đây là một công việc độc lập có thể thực hiện tách biệt và song song với các công đoạn khác. Các lồng thép cũng có thể được thực hiện trước và vận chuyển đến công trường để tiến hành đổ bê tông.

Thổi rửa đáy hố khoan

Sau khi hoàn thiện công tác lắp dựng cốt thép thì dùng cần cẩu để thả ống thổi rủa có đường kính F90 xuống hố khoan. Các ống này được nối với nhau bằng tren và phía trên của ống có 2 cửa. Một của dùng để nối với ống dẫn thu hồi cát và dung dịch bentonite về máy lọc. Ống còn lại dẫn khí có F45.

Bơm khí với áp suất 7atm và duy trì trong khoảng thời gian thổi rửa từ 20 – 30 phút. Sau đó tiến hành lấy mẫu dung dịch ở đáy hố khoan và giữa hố để kiểm tra. Nếu phần dung dịch đạt đủ yêu cầu thì có thể chuẩn bị công tác tiếp theo.

Đổ bê tông cọc khoan nhồi

Đổ bê tông cọc khoan nhồi
Đổ bê tông cọc khoan nhồi

Lỗ khoan sau khi vét phải được ít nhất 3 giờ thì mới tiến hành đổ bê tông được, chất lượng mác bê tông thường dùng là 250 và phải đảm bảo không lẫn tạp chất.

Mẻ bê tông đầu tiền cần sử dụng nút bằng bao tải chứa xi măng nhão. Điều này để tránh bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc dung dịch khoan ở đáy hố. Lưu ý loại trừ khoảng chân không khi tiến hành đổ bê tông.

Khi bê tông dâng lên miệng hố khoan thì cần kiểm tra và loại bỏ những lớp bê tông trên cùng bị nhiễm bùn. Khi lớp bê tông kế tiếp đạt yêu cầu thì kết thúc quá trình đổ bê tông.

Thời gian đổ bê tông cho 1 cọc khoan nhồi không được dài quá 4 tiếng (để đảm bảo chất lượng và cường độ bê tông suốt chiều dài của cọc). Khối lượng bê tông thực tế so với tính toán lý thuyết không được vượt quá 20%.

Lấp đầu cọc nhồi và rút ống vách

Thực hiện việc tháo toàn bộ phần giá đỡ của ống vách ở trên, tháo cắt các thanh thép treo trên lồng cốt thép.Lấp đá 1×2 và 4×6 vào phần đầu cọc, lấp bằng mặt đất tự nhiên vốn có.

Dùng máy rung để dầm xuống và rút ống vách lên một cách từ từ. Bước này đòi hỏi yêu cầu tay nghề khá cao để vận hành máy móc đạt chuẩn và cọc khoan được chính xác và thẩm mỹ.

Lấp đầu cọc nhồi và rút ống vách
Lấp đầu cọc nhồi và rút ống vách

Kiểm tra và nghiệm thu cọc khoan nhồi

Công đoạn cuối cùng là kiểm tra và nghiệm thu nhằm phát hiện các sai sót (nếu có) trước khi thi công các hạng mục tiếp theo của công trình. Đây là bước cực kì quan trọng để ngăn chặn những sự cố gây ra thiệt hại có thể xảy ra sau này.

Các phương pháp thi công khoan cọc nhồi phổ biến

Phương pháp khoan thổi rửa

Phương pháp khoan thổi rửa hay còn được gọi là phản tuần hoàn. Hoạt động dựa trên nguyên lý dùng máy đào có guồng xoắn để phá đất. Sau đó giữ vách hố bằng cách bơm dung dịch bentonite. Dưới tác động của máy bơm và máy nén khí mùn khoan và dung dịch được đưa lên bể lắng. Sau đó, tiến hành lọc tách dung dịch bentonite và mùn khoan ướt được bơm vào xe téc, hay công chứa để di chuyển ra khỏi công trường thi công.

Phương pháp khoan thổi rửa
Phương pháp khoan thổi rửa

Ưu điểm: Thực hiện đơn giản với thiết bị đầu tư giá rẻ nên chi phí để thi công theo phương pháp này cũng rẻ hơn so với các phương pháp khác.

Nhược điểm: Thời gian thi công lâu do khoan chậm nên cho chất lượng và độ tin cậy chưa cao.

Phương pháp khoan dùng ống vách

Nguyên lý hoạt động: Khoan dùng ống vách là cách ống vách được hạ xuống và nâng lên bằng cách vừa xoay vừa rung. Và giải pháp khoan nhồi này, chúng ta không cần dùng dung dịch bentonite. Sử dụng gầu ngoạm để lấy đất trong lòng ống vách ra.

Phương pháp khoan dùng ống vách
Phương pháp khoan dùng ống vách

Ưu điểm: Đảm bảo an toàn cho cảnh quan xung quanh góp phần bảo vệ mô trường vì qá trình thi công không dùng đến dung dịch bentonite, chất lượng cọc được đảm bảo.

Nhược điểm: Trang thiết bị được sử dụng hoạt động trong phương pháp khoan dùng ống vách khá cồng kềnh, gây tiếng rung lớn nên khó thực hiện trong các khu đô thị, thành phố và đặc biệt tất khó làm được cọc khoan nhồi 30m.

Phương pháp khoan gầu

Nguyên lý hoạt động: Sử dụng Gầu khoan ở dạng thùng xoay cắm sâu xuống đất để cắt đất và đưa ra ngoài. Cần gầu khoan có hình dạng ăng ten có 3 đoạn truyền được chuyển động xoay từ máy dài xuống gầu đào nhờ hệ thống rãnh. Phương pháp này cũng sử dụng dung dịch bentonite để giữ ổn định cho vách hố khoan.

Tuy nhiên, ở  phương pháp này có thể tái sử dụng dung dịch bentonite cho các hố khoan tiếp theo sau khi đã được lọc do đó giảm thiểu tối đa dung dịch bentonite thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí và giảm khối lượng chuyên chở.

Phương pháp khoan gầu
Phương pháp khoan gầu

Ưu điểm: Thời gian thi công nhanh, chất lượng công trình được kiểm tra trực tiếp, rõ ràng, đảm đảm vệ sinh môi trường và ít gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận.

Nhược điểm: Giá thành cọc cao, phải sử dụng các công cụ, thiết bị chuyên dụng. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng thì quy trình thực hiện công nghệ phải tuân thủ chặt chẽ, đòi hỏi cán bộ tham gia phải có kinh nghiệm, tác phong , ý thức cao.

Các lỗi thường gặp khi thi công khoan cọc nhồi

  • Khối lượng bê tông đổ thực tế cao hơn khối lượng bê tông đã tính toán theo kích thước lỗ khoan.
  • Trồi cốt thép khi đổ bê tông: ảnh hưởng của quá trình rút ống vách.
  • Không hạ được hết chiều dài lồng thép theo thiết kế và khi rút lên để thổi rửa lại cũng không thể rút lên được.
  • Bê tông bị phân tầng, ở giữa hai lớp bê tông là lớp đất sét mùn khoan lẫn bentonite. Có thể do việc cung cấp bê tông không liên tục, làm 2 lớp bê tông bị phân tầng không đồng nhất .
  • Lớp bê tông mũi cọc bị xốp do lớp bùn khoan lắng đọng ở đáy hố khoan và đất dưới mũi bị xáo động, dẻo nhão do bentonite hấp phụ.
  • Tắc nghẽn bê tông trong ống.
  • Thân cọc nhồi bị co thắt lại do sự đẩy ngang của đất.
  • Thân cọc nhồi có hiện tượng hang hốc, rỗ tổ ong do sự lưu thông của nước ngầm làm trôi cục bộ bê tông tươi, hoặc do độ sụt bê tông không đủ độ sụt cần thiết.
  • Vị trí khoan bị vướng vào vật cản như các cọc thép, dầm thép hình, cọc bê tông cốt thép hay cấu kiện cứng nằm sâu trong lòng đất làm ảnh hưởng đến tiến độ của công trình.

Các hiện tượng thường gặp khi thi công khoan cọc nhồi

Không rút được đầu khoan lên

Nguyên nhân

Có thể do mất điện máy phát, hỏng cầu…làm gián đoạn quá trình khoan làm đầu khoan bị nghiêng, vướng vào đáy ống vách, đất sập xuống làm bao phủ nên không thể rút đầu khoan lên được

Cách xử lý

Rút ống vách lên khoảng 20cm sau đó rút đầu khoan ra. Khi đầu khoan đã được rút lên thì hạ ống vách xuống. Trong trường hợp không nhổ được ống vách thì ta sử dụng biện pháp xói hút.

Không rút được ống vách lên

Nguyên nhân

  • Lực ma sát giữa ống chống với đất ở xung quanh lớn hơn lực nhổ lên.
  • Ống vách hoặc thiết bị tạo độ nghiêng bị lệch nên không phát huy hết được vai trò của thiết bị nhổ ống vách.
  • Lực ma sát giữa ống vách bà tầng đất tăng do lưỡi nhọn ống vách bị bào mòn.
  • Thời gian giữa hai lần lắc ống bị kéo dài làm cho quá trình rút ống vách khó khăn.
  • Do đổ bê tông có khối lượng lớn mới thực hiện rút ống vách hay bê tông có độ sụt thấp làm tăng lực ma sát giữa ống vách và bê tông.

Biện pháp khắc phục

  • Chuẩn bị phương tiện hiện đại và giải pháp thi công có đủ khả năng đáp ứng công nghệ khoan cọc.
  • Trước khi đổ bê tông phải thường xuyên rung lắc ống, nâng thử ống xem có rút được ống hay không.
  • Khi máy nhổ không phát huy được tác dụng thì có thể thay kích dầu có năng lực lớn để kích nhổ ống lên.
  • Nếu lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn phải kịp thời dùng phương pháp hàn chồng để bổ sung.

Sập vách hố khoan

Nguyên nhân

  • Độ dài của ống vách tầng địa chất ohis trên không đủ qua các tầng địa chất phức tạp.
  • Áp lực của mực nước ngầm tương đối cao.
  • Áp lực cột dung dịch không duy trì thường xuyên.
  • Ống vách bị cong, hình dạng không phù hợp.
  • Thời gian đổ bê tông quá lâu

Cách khắc phục

  • Giữ độ thẳng của ống giữ khi lắp đặt ống vách.
  • Kiểm tra dung dịch cẩn thận trước trong quá trình thi công.
  • Duy trì tốc độ khoan theo quy định, không quá nhanh cũng không thể quá chậm.
  • Khi lắp dựng ống vách phải chú ý độ thẳng đứng của ống giữ.
  • Công tác quản lý dung dịch chặt chẽ trong phương pháp thi công phản tuần hoàn….

Trồi cốt thép khi đổ bê tông

Nguyên nhân

  • Do ảnh hưởng của quá trình rút ống vách.
  • Do lực đẩy động của bê tông.

Biện pháp khắc phục

  • Thường xuyên kiểm tra thành trong của ống vách nếu bị biến dạng thì sử chưa kịp thời.
  • Quản lý cốt liệu bê tông.
  • Đảm bảo độ chính xác ở khâu gia công cốt thép.
  • Hạn chế tối đa chiều cao rơi bê tông và tốc độ đổ bê tông.
  • Giảm thiểu tốc độ đổ bê tông sẽ làm giảm thiểu phản lực đẩy ở đáy lỗ khoan.

Tụt cốt thép chủ trong công nghệ khoan xoáy vách

Nguyên nhân

Trong quá trình xoay ống vách thì cốt thép chủ bị xoay theo toàn bộ khung cốt théo tì lên ống vách thông qua con kê thì dao động của cốt thép khi xoay ống vách lớn làm toàn bộ khung cốt thép phần trên bị tụt xuống.

Biện pháp xử lý

  • Buộc khung cốt thép với các mối nối thật cẩn thận, chắc chắn.
  • Dùng các cốt thép tạm nối với cốt chủ nhô lên khỏi ống vách và treo toàn bộ lồng cốt thép trong lúc đổ bê tông.
Các hiện tượng thường gặp khi thi công khoan cọc nhồi
Các hiện tượng thường gặp khi thi công khoan cọc nhồi

Bê tông cọc bị hỏng, biến dạng

Nguyên nhân

  • Công đoạn khoan tạo lỗ không cẩn thận, kiểm tra không cẩn thận.
  • Thiết bị và kỹ thuật khoan không phù hợp.
  • Vệ sinh lỗ khoan không sạch còn sót cặn bẩn.
  • Công đoạn đổ bê tông gặp nhiều sai sót.

Cách khắc phục

  • Khoan tạo lỗ
  • Bơm nước xói rửa
  • Bơm vữa xi măng cát mác 300

Gặp hang caster khi khoan

Nguyên nhân

  • Độ lún của khoan tăng cao đột ngột.
  • Cao độ dung dịch trong lỗ khoan bị tụt xuống hoặc dâng lên khi gặp các tình huống.

Cách khắc phục

  • Sử dụng ống vách phụ qua hang caster và sử dụng thiết bị khoan xoay ống vách.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá thi công cọc khoan nhồi

Khu vực thi công

Với những công trình có vị trí không thuận lợi, nằm trong hẻm nhỏ chật hẻm khó di chuyển thì giá khoan khoan cọc nhồi sẽ cao hơn so với các vị trí khác. Oử những nơi điều kiện thi công khó khăn, việc di chuyển máy móc có kích thước lớn khá phức tạp nên những vị trí này thường được tay thế bằng cọc khoan nhồi mini. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến bảng giá cọc nhồi bê tông.

Kích thước cọc khoan nhồi

Những cọc nhồi có kích thước nhỏ giá thành sẽ thấp hơn so với những cọc nhồi có đường kính lớn. Bên cạnh đó, chiều sâu của khoan cọc nhồi cũng tác động đến giá bởi khoan cọc sâu hơn sẽ có giá cao hơn so với khoan cọc có độ sâu vừa phải

Vật liệu thi công cọc nhồi

Tùy vào quy mô của các công trình, cấu trúc địa chất và dựa trên bản vẽ thiết kế nhà thầu sẽ lựa chọn vật liệu thi công khoan cọc nhồi phù hợp và sẽ tính toán giá vật liệu theo thiết kế của các công trình.

Bảng báo giá thi công khoan cọc nhồi

STT Đường kính cọc nhồi (mm) Đơn vị Giá nhân công (VNĐ) Giá vật tư (VNĐ)
1 D300 m 180.000 260.000
2 D400 m 220.000 340.000
3 D500 m 260.000 450.000
4 D600 m 300.000 650.000
5 D800 m 700.000 950.000
6 D1000 m 950.000 1.200.000

Top 10 công ty ép cọc bê tại Đà Nẵng chất lượng nhất

STT Tên công ty Thông tin liên hệ
1 Công Ty Hồng Phát
  • Địa chỉ: 183 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0935 070 493
  • Website: https://mongcocmientrung.vn/
2 Công Ty Phương Lê Trần
  • Địa chỉ: Lô 01 khu B2.2 Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0905 488 028
  • Website: https://epcularsendanang.com/
3 Công Ty Lộc Phát
  • Địa chỉ: 45 Ngô Thì Nhậm, Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0977 248 171
  • Website: https://phadonhadanang.com/
4 Sửa Nhà Đà Nẵng
  • Địa chỉ: K159/71 Phó Đức Chính, Đà Nẵng
  • Website: https://suanhadanang.webflow.io/
5 Khoan Giếng 365
  • Địa chỉ: 239 Thanh Vinh 10, Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0933 908 90
  • Website: https://www.khoangieng365.com/
6 Công Ty Ngân Hiếu Đạt
  • Địa chỉ: Đường Trường Sơn, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0969 277 088 – 0932 565 452
  • Website: http://nganhieudat.com/
7 Công Ty Nguyễn Công Hạnh
  • Địa chỉ: Số 03 Đường Bàu Gia Thượng 4, P. Hoà Thọ Đông, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0935.001.016 (Zalo) – 0913.788.999
  • Website: http://www.epcocbetongdanang.com/
8 Công Ty Phú Hùng Huy
  • Địa chỉ: 157 Nguyễn Thiện Kế, P. An Hải Đông, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 02363 984 924
  • Website: http://phuhunghuy.com.vn/
9 Công Ty Khoan Giếng 247
  • Địa chỉ: 70 Nhơn Hòa 1, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0975 13 73 73
  • Website: https://www.khoangienggiare.com/
10 Ép Cọc Bê Tông Hòa Tín
  • Địa chỉ: 68 Trương Chí Cương, Hoà Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0911 400 355 – 0357 484 908

Trên đây là tất tần tật thông tin về cọc khoan nhồi mà CityA Homes đã tìm hiểu và tổng hợp. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về cọc khoan nhồi, quy trình thực hiện đúng chuẩn và ưu nược điểm của loại cọc này, cũng như tìm được cho mình một nhà đầu tư phù hợp nhé!

Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:

  • Hotline: 0905 389 389
  • Email: cityahomes.vn@gmail.com

CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!

5/5 - (1 vote)
0905 389 389