Trong thi công các công trình người ta thường hay nhắc đến thuật ngữ cốp pha, bởi nó được sử dụng rất nhiều, hầu như là có mặt trong tất cả các công trình. Nhưng bạn đã thực sự hiểu biết chính xác cốp pha là gì, nó có công dụng và cần đạt những yêu cầu nào? Có bao nhiêu loại cốp pha trên thị trường hiện nay và giá cả của từng loại như thế nào? Hãy cũng CityA Homes tìm hiểu ngay nhé!

Cốp pha là gì?
Cốp pha được bắt nguồn từ tiếng Pháp là coffarge, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là khuôn đúc bê tông. Nó chính là công cụ để tạo ra các khuôn dùng cho đổ bê tông từ đó tạo ra các khối bê tông. Cốp pha trước đây được làm chủ yếu bằng những ván gỗ, nhưng với thời đại phát triển người ta cũng sử dụng thép, sắt, sợi thủy tinh và cách vật liệu khác cũng có thể tạo khuôn được.
Chức năng và cấu tạo của cốp pha là gì?
Cấu tạo
Cấu tạo của cốp pha bao gồm 3 thành phần chính:
- Ván mặt: là phần sẽ trực tiếp tiếp xúc với bê tông, giúp định hình khối bê tông kết dính.
- Sườn cứng: phần liên kết với ván mặt, có tác dụng chịu lực cho toàn khối.
- Các phụ kiện khác: nó là sắt, thép, … để liên kết bê tông đổ vào khuôn kết dính bền chặt với nhau (rất quan trọng).
Chức năng
- Làm phần khuôn và là sản phẩm bê tông dựng thành: cột tường, cột đỡ, cột kệ, …
- Là phần trụ giúp giữ vững công trình khi khối bê tông chưa thành hình cứng cáp.
- Khuôn cốp pha càng chắc chắn, càng cao cấp thì chất lượng sản phẩm về sau càng cao.
Vai trò của cốp pha trong xây dựng

Cốp pha có mặt hầu hết ở tất cả các công trình xây dựng, đây là phần yếu tố nền móng quyết định sự vững chắc cũng như định hình được thiết kế công trình.Cốp pha dùng làm phần khuôn và là sản phẩm bê tông dựng thành: cột tường, cột đỡ, cột kệ, …Là phần trụ giúp công trình được giữ vững khi khối bê tông chưa thành hình cứng cáp, tránh sự lệch lạc, sai sót trong thi công.
Tiết kiệm thời gian: Khuôn cốp pha càng chắc chắn, càng cao cấp thì chất lượng sản phẩm về sau càng cao. Bên cạnh đó, còn giúp tiết kiệm thời gian, việc sử dụng cốp pha giúp đẩy nhanh tiến độ tiết kiệm thời gian hoàn thành công trình là điều không bần giải thích và bàn cải.
Tiết kiệm chi phí: Ưu điểm lớn nhất của cốp pha có thể sử dụng luân phiên nhiều lần cho nhiều công trình như vật chi phí này sẽ được phân nhỏ hơn, chi phí thứ 2 chúng ta muốn nói đến đó là chi phí nhân công, thay vì chưa sử dụng cốp pha hay sử dụng các loại thô sơ chúng ta sẽ tốn rất nhiều nhân công làm việc trong nhiều ngày, và việc làm nguội bề mặt bê tông rất tốn thời gian, tuy nhiên nếu sử dụng Cốp Pha trong xây dựng thì đã giải quyết tất cả.
Tính thẩm mỹ: Việc sử dụng các loại ván khuôn thô sơ dẫn tới việc phồng, nhiều ba via còn khi sử dụng cốp pha tất cả đều không cần lo lắng. Do đó mang lại cho công trình độ hoàn mỹ cao, tính chính xác cũng như là đạt mọi tiêu chuẩn.
An toàn xây dựng: Việc sử dụng cốp pha đúng cách đem lại an toàn cần thiết cho mọi công trình.
Phân Loại Cốp Pha Xây Dựng
Phân loại cốp pha theo vật liệu chế tạo khuôn
Cốp Pha Gỗ

Cốp Pha Gỗ hay còn được gọi là một loại Cốp Pha gỗ tự nhiên bởi nó dử dụng gỗ tự nhiên 100% không pha lẫn tạp chất để làm cốp pha. Nó đã xuất hiện từ rất lâu có thể nói đây là loại cốp pha có mặt đầu tiên trong các công trình xây dựng, những người công nhân cùng những tấm ván liên kết với nhau bằng Đinh để định hình bê tông theo hình thù mong muốn. Vì là dùng gỗ tự nhiên nên loại cốp pha này sẽ rất chắc chắn, đảm bảo độ bền cho việc thi công, tuy nhiên nhược điểm của loại Cốp Pha Gỗ này thì sau khi đổ bê tông bề mặt không được đẹp cần phải làm nguội để tăng độ thẩm mỹ cho bề mặt bê tông cốt thép.
Ván Ép Cốp Pha Phủ Phim

Ván Ép Cốp Pha Phủ Phim hay còn gọi là một loại cốp pha gỗ công nghiệp bởi lẽ loại cốp pha này được sản xuất từ nhà máy. Hiểu một cách đơn giản, nó được ép từ nhiều tấm ván mỏng và được đính lại với nhau bằng 1 loại keo kỹ thuật bề mặt được phủ một lớp phim đặt thù bên trên có logo của nhà sản xuất. Ván ép cốp pha phủ phim được dùng phổ biến trong trong dựng, có thể làm khuôn đúc đổ tường, sàn, trụ, dầm đà… và nhiều loại bê tông cốt thép khác. Cốp Pha Phủ Phim có kích thướt tiêu chuẩn là 1220mmx2440mm có độ dày lần lượt là 12ly, 15ly, 17ly và 18ly. Ưu điểm của loại cốp pha này mặc dù là ván nhưng tái sử dụng được nhiều lần tuy nhiên giá thành khá cao so với Cốp Pha Gỗ tự nhiên.
Cốp Pha Sàn

Cốp Pha Sàn hay còn gọi là cốp pha tôn đổ sàn đây là loại ván khuôn được sử dụng để đổ sàn bê tông cho các tòa nhà cao tần và có thể tái sử dụng được nhiều lần. Không được đa dạng như Ván Phủ Phim, loại cốp pha này được làm từ tole (mặt tôn) phẳng có độ dày đa dạng từ 0.9 zem, 1ly và 1.1ly bên dưới có nhiều xương tạo nên độ cứng cáp cho cốp pha. Kích thước phổ biến của cốp pha sàn thường là 1000mmx1000mm hoặc 1000mmx500mm.
Cốp Pha Nhựa

Cốp Pha Nhựa là loại cốp pha được sử dụng rất nhiều ở những nước tiên tiến trên thế giới, ở Việt Nam chúng ta biết đến công ty Cốp Pha FuVi là nơi cung cấp loại cốp pha này, về chức năng Cốp Pha Nhựa tương tự như Cốp Pha Sắt tuy nhiên ưu điểm của nó là nhẹ và nhược điểm là giá thành khá cao.
Cốp Pha Cột Vuông

Cốp Pha Cột Vuông hay là cốp pha hộp cột được sử dụng để làm khuôn đúc cho những khối bê tông hình vuông hay hình chữ nhật. Cốp pha cột vuông để định hình sẽ tiện dụng và tiết kiệm chi phí hơn do đó được nhiều chủ thầu ưu tiên sử dụng bởi những ưu điểm như: gọn nhẹ, tháo ráp dễ dàng, tái sử dụng nhiều lần và chi phí thấp, Nhược điểm thì có thể nói là không có.
Cốp Pha Cột Tròn

Cốp Pha Cột Tròn là một biến thể của cống hộp có nhiệm vụ là khuôn đúc tạo nên những khối bê tông hình tròn sử dụng nhiều trong các trụ công trình nhà ở hình tròn, trụ cầu đường…, Cốp Pha Cống Hộp là loại ván khuôn dùng để đổ cống bi sử dụng làm giếng nước hoặc những cống thoát nước ngầm dưới đất.
Cốp Pha Nhôm

Cốp Pha Nhôm là loại cốp pha cao cấp nhất trong tất cả các loại mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên, Cốp Pha Nhôm xuất hiện nhiều ở các công trình có quy mô lớn các dự án nghìn tỷ như các tự án của Coteccons. Cốp Pha Nhôm đem lại độ thẩm mỹ rất đẹp áp dụng cho những không trình không tô trong ngành xây dựng, do dó giá thành có phần cao hơn các loại trên.
Cốp pha thép định hình

Cốp pha thép định hình được cấu tạo từ chất liệu thép, gia công từ những khung thép định hình (thép hộp, thép u …), coffa thép định hình có trọng lượng nặng nên thường được gia công với diện tích nhỏ (kích thước 1500 x 300 hoặc 2000 x 400 …), khi lắp ghép cũng cần nhiều công sức cũng như nhân lực để tạo thành hệ cốp pha định hình chắc chắn.
Cốp pha gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp được xử lý với về mặt nhẵng bóng chống bám dính, bề mặt gỗ phẳng nên quá trình lắp ghép nhanh hơn tuy vậy loại cốp pha này tuổi thọ thấp không có thể dùng lâu dài được. Có bề mặt, diện tích lớn, có khả năng chịu nước và độ ẩm cao qua đó tạo ra khối bê tông có bề mặt phẳng, đẹp chính vì thế hiện nay coffa gỗ công nghiệp được lựa chọn khá nhiều bởi các nhà thầu đặc biệt là trong thi công các công trình có diện tích sàn lớn.
Phân loại cốp pha theo công nghệ thi công
Nhóm khuôn đúc định hình (bằng gỗ, kim loại, nhựa)
Hệ khuôn (cốp pha) luân lưu: Đây là loại khuôn sử dụng nhiều lần theo chu trình sử dụng: chế tạo khuôn 1 lần rồi lại quay vòng về vận chuyển khuôn (đến nơi tháo dỡ khuôn khuôn đúc bê tông mới), lắp đặt lại và sử dụng nhiều lần.
Hệ khuôn (cốp pha) di động: Cũng được sử dụng nhiều lần theo chu trình khép kín tuy nhiên khuôn di động được chế tạo 1 lần vận chuyển đến công trình đến khi xong rồi tái sử dụng nhiều lần theo chu trình không tháo lắp tháo dỡ ra một lần duy nhất.
Cốp pha di động đứng bao gồm: Cốp pha trượt và cốp pha leo. Cốp pha trượt di động liên tục. Cốp pha leo di đông thành từng đợt rời rạc hơn.
Cốp pha di động ngang có thể kể tới cốp pha kết cấu vòm của đường tuynel (đường hầm) di động trên hệ xe gòng đường sắt, cốp pha đúc hẫng cân bằng của cầu bê tông cốt thép – dây văng hay dây võng, cốp pha bay (Flying formwork) chế tạo kết cấu sàn nhà cao tầng.

Nhóm khuôn đúc có thiết kế chuyên biệt
Loại cốp pha này hệ số tái sử dụng thấp thông thường chỉ được sử dụng một lần duy nhất hay một vài lần ít ỏi, rồi hoặc không được tháo dỡ (nằm lại công trình nhưng với mục đích sử dụng khác), hoặc là được tháo dỡ ra và bỏ đi do làm từ các vật liệu có độ bền thấp hay do cấu kiên, kết cấu, công trình bê tông mà nó đúc có dạng đặc thù riêng biệt ít có cái tương tự.
Khuôn gỗ xẻ tự nhiên truyền thống, do gỗ làm khuôn là loại gỗ tạp nên tuổi thọ không cao, nhưng có thể tạo mọi loại kiểu hình dạng khuôn nên có thể dùng cho các thiết kế khuôn chuyên biệt, thường được chế tạo ngay tại công trường.
Khuôn đúc làm bằng chính bản thân hệ kết cấu thép cốt cứng của nhà bê tông cốt cứng như (khuôn cột dạng ống thép đúc bê tông vào trong, khuôn sàn thép tấm tạo sóng, dầm thép hình làm kết cấu treo khuôn, ).
Khuôn đúc bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn, trong phương pháp thi công bê tông cốt thép bán lắp ghép (nửa toàn khối nửa lắp ghép): lắp ghép cột, dầm đúc sẵn bán phần, sàn đúc sẵn bán phần rồi đổ bê tông dầm và sàn phần còn lại tại chỗ ở công trường.
Nhóm khuôn đúc linh hoạt
Khuôn đúc linh hoạt là một hệ thống cốp pha sử dụng các màng cao su hay tấm vải bạt cường độ cao và trọng lượng nhẹ làm mặt ván khuôn (fabric formwork), mềm mại và linh hoạt trong tạo hình, để tận dụng đặc tính lưu động của bê tông cho việc tạo hình kiến trúc một cách thật giống tự nhiên.
Phân loại theo công năng khuôn đúc và dạng kết cấu bê tông thành phẩm
Nhóm cốp pha đáy nằm được gọi là cốp pha chịu lực là vì nhóm khuôn này chức năng chịu lực thay cho bê tông của nó là chức năng chủ yếu.
Bao gồm:
- Hệ khuôn sàn không dầm bê tông cốt thép (cốp pha chịu lực). Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 3.
- Hệ khuôn vòm và vỏ bê tông cốt thép (cốp pha chịu lực).

Nhóm cốp pha thành đứng được gọi là cốp pha tạo hình vì chức năng tạo hình cho bê tông của nó là chức năng chủ yếu.
Bao gồm:
- Hệ khuôn móng bê tông và bê tông cốt thép (cốp pha tạo hình).
- Hệ khuôn tường bê tông cốt thép (cốp pha tạo hình).
- Hệ khuôn cột bê tông cốt thép (cốp pha tạo hình).
- Hệ khuôn kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn (cốp pha tạo hình).
- Hê khuôn kết cấu bê tông khối lớn (thuộc nhóm khuôn thành đứng, (cốp pha tạo hình).
Quy trình đóng và tháo dỡ Cốp Pha cơ bản nhất
Quy trình đóng cốp pha trước khi đổ bê tông
- Khảo sát công trình, tiến diện tích và vật tư cần để đóng cốp pha như xà gồ, cây chống, giàn giáo, cốp pha và phụ kiện …
- Tính tải trọng của khối cốp pha và lắp đặt hệ thống chống đỡ phù hợp, tùy vào trọng lượng của khối bê tông nhân viên kỹ thuật sẽ tính được cần đặt bao nhiêu cây chống, giàn giáo, xà gồ và khoảng cách như thế nào.
- Lắp đặt cốp pha lên trên dàn chống đỡ theo kích thước trong bản vẽ có sự giám sát của nhân viên kỹ thuật.
- Nghiệm thu chống đỡ và cốp pha.
- Đặt hệ thống cốt thép, người ta thường nói bê tông thì phải có cốt thép là như thế.
- Kỹ thuật và kiến trúc sư khảo sát và nghiệm thu lần cuối trước khi đổ bê tông. Ở giai đoạn này cần khảo sát kỹ độ dày bê tông và thẩm mỹ bên ngoài để việc nghiệm thu công trình đạt thuận lợi nhất.
Khi nào nên tháo dỡ cốp pha là hợp lý
Chỉ nên tháo dở cốp pha khi mà bê tông đạt được độ cứng lý tưởng nhất, có thể chịu được trọng lượng của chính nó và các trọng tải liên quan trong quá trình thi công và sau thi công. Dỡ cốp pha, đà giáo cần chú ý kỹ thuật, tránh ứng suất đột ngột, va chạm mạnh và trực tiếp đến kết cấu bê tông.
Một số bộ phận cốp pha, giàn dáo không chịu lực sau khi bê tông đóng rắn, có thể được tháo khi bê tông đạt cường độ > 50%daN/cm2. Trường hợp kết cấu bê tông ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo dỡ cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.
Quy trình tháo dỡ Cốp Pha cơ bản và an toàn nhất
- Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm dưới lớp đổ bê tông.
- Tháo dỡ lần lượt từng cột chống và cốp pha, giữ lại một số cột chống an toàn cách nhau 3m.
- Với cốp pha giàn giáo chịu lực của kết cấu, chỉ được tháo khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ < 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m. Cần chú ý đúng kỹ thuật để quá trình nghiệm thu diễn ra nhanh, gọn, lẹ.

Yêu cầu kỹ thuật đóng cốp pha
- Khi lắp đặt khuôn đúc bê tông thì ván coppha phải đảm bảo đúng yêu cầu về độ cứng, sự ổn định, dễ dàng trong việc tháo lắp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt cốt thép và đổ bê tông.
- Coppha khi lắp đặt phải ghép thật kín và khít sao cho không làm mất đi phần nước xi măng khi đổ bê tông.
- Coppha dầm sàn phải được lắp ghép trước, ổn định và định hình sau đó mới lắp đặt phần cốt thép vào.
Yêu cầu chất lượng của cốp pha
- Cốp pha phải đảm bảo độ kín khít như vậy mới có thể chứa được bê tông tươi và lỏng ở bên trong.
- Hình dạng, kích thước của cốp pha và vị trí lắp đặt phải đúng thiết kế khuôn, để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước như yêu cầu.
- Cốp pha phải đảm bảo giữ được hình trong suốt quá trình hình thành nên kết cấu bê tông bền vững.
- Đảm bảo khả năng chịu lực, vì nó phải chịu lực thay cho bê tông khi ở bê tông dạng lỏng. Chỉ tới khi bê tông đã đóng rắn và đạt khả năng chịu lực nhất định mới được tháo dỡ khuôn.
- Cốp pha cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo lắp. Đống thời cũng phải đảm bảo bền vững để có thể sử dụng được nhiều lần về sau.
Đánh giá chất lượng của cốp pha tốt
Cốt pha cần phải đúng vị trí và kích thước
- Phần khuôn cốt pha phải luôn giữ kín, mới giữ được bê tông lỏng bên trong cứng lại được.
- Mỗi phần của cốt pha kết hợp lại phải đúng vị trí và kích thước (theo thiết kế), khi đó sản phẩm cho ra mới thành hình thành dạng chuẩn được, và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cũng như khả năng chống đỡ cho công trình.
- Cốp pha phải kiên cố suốt trong quá trình thi công xây dựng nhà. Đến khi bên xây dựng kiểm định và xét duyệt.
Sử dụng vật liệu cốt pha có khả năng chịu lực cao
Cốp pha giữ vai trò rất lớn trong tất cả các công trình, đặc biệt là các công trình lớn, những công trình cao tầng. Nên sử dụng vật liệu có khả năng chịu lực, như vậy mới giữ vững được cả công trình cũng như hỗ trợ khối bê tông đông rắn hiệu quả.
- Phần thiết kế và tháo lắp của cốp pha nên đơn giản hóa.
- Sử dụng vật liệu tốt làm cốt pha, nhằm mục đích dùng được lâu và không phải thay thế nhiều.
- Một số vật liệu phụ đi kèm khi tạo thành bê tông khối cũng cần làm cho tỉ mỉ. Sử dụng sắt thép cứng cáp để bê tông mau rắn hơn.
Kiểm tra thử 1 mẫu nhỏ dạng khối bê tông theo khuôn cốp pha đó, …để đánh giá chất lượng của cốp pha. Chỉ cần có bộ cốp pha tốt thì bảo đảm. Chắc chắn phần bê tông tạo thành sẽ ổn định, hơn cả mong đợi của bạn.
Báo giá cốp pha chính xác nhất
Các loại cốp pha | Đơn vị tính | Đơn giá (VNĐ) |
---|---|---|
Coppha móng | m2 | 70,000 |
Coppha Cột | m2 | 105,000 |
Coppha Đà | m2 | 95,000 |
Coppha Đà kiềng | m2 | 95,000 |
Coppha Sàn (trải tole) | m2 | 90,000 |
Coppha Sàn (trải Fuvi) | m2 | 90,000 |
Coppha Cầu thang | m2 | 110,000 |
Coppha Tường | m2 | 145,000 |
Top 5 địa chỉ thuê cốp pha uy tín tại Đà Nẵng

STT | Tên công ty | Thông tin liên hệ |
---|---|---|
1 | Hải Minh Quân – Cho thuê cốp pha tại Đà Nẵng uy tín |
|
2 | Công ty Saki – Dịch vụ cho thuê giàn giáo chuyên nghiệp |
|
3 | Công ty thi công Coppha Đà Nẵng Ngọc Sơn |
|
4 | Homegroup – Cho thuê giàn giáo tại Đà Nẵng |
|
5 | Xây dựng Long Bình – Địa chỉ cho thuê cốp pha chất lượng |
|
Chọn được cốp pha phù hợp với công trình sẽ là bước đầu đặt được nền móng vững chắc. Do đó nó đóng vai trò rất quan trọng và cấp thiết, cần phải chọn lựa và so sánh một cách cẩn thận để tránh những sai sót về sau. Hy vọng qua bài viết này CityA Homes đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cốp pha.
Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:
- Hotline: 0905 389 389
- Email: cityahomes.vn@gmail.com
CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!