Với cuộc đời của mỗi người chắc hẳn ai cũng muốn xây dựng cho mình một mái ấm hạnh phúc riêng, một căn nhà mơ ước. Tuy nhiên, để công trình đẹp như mong muốn và bền vững theo thời gian thì quá trình thi công, chọn vật liệu quyết định rất nhiều. Và trong đó, ép cọc bê tông là một công đoạn ảnh thưởng trực tiếp đến chất lượng và sự bền bỉ của công trình. Vậy ép cọc bê tông là gì? Hãy cùng CityA Homes tìm hiểu ngay nhé!

Ép cọc là gì?
Ép cọc là phương pháp sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại như máy Neo, Tải, Bán Tải, Robot… thực hiện đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống vị trí nền đất sâu được đánh dấu trước đó, làm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình.
Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông giúp truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh nó. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng.
Có 3 phương pháp ép cọc bê tông thường hay dùng khi thi công:
- Ép tải: phù hợp với công trình vừa, lớn hoặc có diện tích mặt bằng thi công.
- Ép neo: có thể áp dụng cho công trình vừa, lớn hoặc không có mặt bằng thi công.
- Ép cọc bằng robot: phương pháp ép cọc bằng máy ép robot thường chỉ sử dụng cho công trình lớn, đòi hỏi có mặt bằng thi công rộng rãi.
Đài móng cọc là gì?
Đài móng cọc là một bộ phận liên kết khá quan trọng các cọc của nền móng, giúp đảm bảo lực được phân bổ đều và cân bằng cho toàn bộ công trình. Phân loại đài móng cọc: đài cứng và đài mềm.
Đài móng được thi công cẩn thận, theo quy trình chuyên nghiệp. Công tác chuẩn bị, khảo sát mặt bằng được thực hiện nghiêm túc để đưa ra những giải pháp thi công phù hợp.
Vì Sao nên ép cọc bê tông cho công trình xây dựng ?
Trong công trình xây dựng nhà ở dân dụng ngoài việc thiết kế cho ngôi nhà sao cho có kiến trúc đẹp, hiện đại, phù hợp công năng sử dụng thì việc phải đảm bảo an toàn và vững chắc cho ngôi nhà là điều vô cùng quan trọng. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngôi nhà trước khi tiến hành xây dựng thì cần tìm kiếm được một đơn vị thiết kế uy tín và chuyên nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực sử lý nền móng yếu.
Sau đó, cần tiến hành khảo sát hiện trạng, khảo sát địa chất cũng như đánh giá kết cấu của những ngôi nhà liền kề để đưa ra các giải pháp giải pháp thi công phần móng sao cho hiệu quả. Xây dựng các biến pháp xử lý móng ở những vùng đất mềm, lún.
Móng nhà là phần kết cấu nằm dưới cùng của ngôi nhà. Có tác dụng đảm nhiệm chức năng gánh đỡ tải trọng của cả công trình. Đối với khu vực có địa chất yếu, Tải trọng của ngôi nhà lớn thì ép cọc bê tông sẽ là giải pháp tối ưu cho các công trình.
Ưu điểm của phương pháp ép cọc bê tông

- Ép cọc bê tông không gây tiếng ồn lớn, không làm chấn động đến những công trình khác.
- Có thể thi công tại nhiều khu vực địa hình khác nhau, kể cả các địa hình phức tạp, chật hẹp, gồ ghề…
- Dễ dàng kiểm tra chất lượng theo từng giai đoạn cọc được ép dưới lực ép, đồng thời xác định được sức chịu tải của cọc.
- Ép cọc bên tông giúp thi công nhanh chóng và giá thành không cao.
- Đảm bảo chất lượng nền móng vững chắc cho công trình, mang đến sự an tâm cho chủ thầu và chủ dự án.
Các phương pháp ép cọc được phổ biến và thông dụng hiện nay
Phương pháp ép đỉnh cọc bê tông
Đây là phương pháp thủ công đơn giản nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Người thi công sẽ thực hiện sử dụng máy ép thủy lực tác động từ trên đỉnh cọc, với lực tác dụng lên cọc một cách từ từ sẽ ép cọc xuống đất sao cho vững chắc. Sử dụng máy ép thủy lực sẽ tạo ra lực lớn hơn so với lực ma sát từ đất cát, đưa cọc xuống đất khoảng từ 6 – 8m.
Ưu điểm: ép cọc đơn giản, hiệu quả, thực hiện được hầu hết với các loại đất.
Nhược điểm: phải thực hiện thủ công do đó tốn nhiều thời gian, chi phí và tốn rất nhiều sức khi ít có máy móc hỗ trợ.
Phương pháp ép cọc ôm
Nhìn chung thì phương pháp ép cọc ôm cũng tương tự như phương pháp ép đỉnh. Tuy nhiên ép ôm thực hiện tác dụng lực ở cả 2 bên hông cọc mà không phải là tác dụng lên đỉnh cọc. Do đó, phương pháp này thích hợp cho mọi loại đất không cần đến sự hỗ trợ của giá khung cọc.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, hiệu quả tốt, không cần hệ khung di động để cố định cọc nên áp dụng được với mọi loại cọc dài ngắn khác nhau.
Nhược điểm: Lực ép của phương pháp ép ôm không khỏe như ép đỉnh, vì vậy khi gặp các nền đất sét hoặc á sét sẽ rất khó để ép cọc xuống do lực ma sát quá lớn.
Các phương pháp thi công ép cọc bê tông hiện nay

Thi công ép cọc bằng máy Neo
Đây là phương pháp đóng cọc bằng việc sử dụng khoan mũi neo sâu vào lòng đất để làm thay đối trọng thay thế bằng tải sắt hoặc tải bê tông. Thông thường phương pháp ép cọc bằng máy Neo được sử dụng cho các công trình nhỏ: nhà ở dân dụng, nhà xưởng nhỏ, khách sạn hoặc nhà nghỉ. Yêu cầu, mũi khoan neo có chiều dài 1.5m, đường kính 35cm, độ dày khoảng 15mm và tải trọng tùy thuộc vào công suất của máy ép.
Ưu điểm: Thi công nhanh chóng, dễ dàng thực hiện được ở cả các mặt bằng chật hẹp, không ảnh hưởng đến công trình liền kề, ít gây tiếng ồn, chi phí thấp.
Nhược điểm: Khả năng chịu lực không bằng ép tải sắt, nếu công trình cần tải lớn thì phải xác định được chiều sâu chôn cọc.
Thi công ép cọc bằng máy bán tải
Ép cọc bằng máy bán Tải là phương pháp sử dụng máy thủy lực để tiến hành đâm sâu cọc xuống dưới lòng đất. Cách này cũng khá phổ biến, có thể áp dụng cho cả nhà ở và các công trình quy mô lớn. Lực ép của máy bán Tải nằm trong khoảng 50 đến 60 tấn.
Ưu điểm: Chi phí thấp, phù hợp với nhiều công trình khác nhau, thi công đơn giản, dễ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Nhược điểm: Thời gian thi công lâu, độ an toàn không cao như ép bằng máy Neo hay Robot.
Thi công ép cọc bằng máy Tải
Ép cọc bằng máy Tải là tận dụng sức tải từ đối trọng (những khối bê tông nặng) để tạo lực đóng sâu cọc xuống đất. Máy ép Tải có tải trọng khoảng 60 đến 150 tấn. Tuy nhiên so với 2 phương pháp trên thì phương pháp này không phổ biến bằng.
Ưu điểm: Sức chịu tải cao, thích hợp cho các tòa nhà cao tầng, công trình quy mô lớn.
Nhược điểm: Cần mặt bằng rộng rãi mới có thể thi công, tốn nhiều thời gian, chi phí cao và gây tiếng ồn lớn.
Thi công ép cọc bằng máy Robot
Đây là phương pháp mới và hiện đại nhất hiện nay, cách làm mới và được đánh giá cao về chất lượng. Được áp dụng khi thực hiện công tác làm nền móng cho dự án xây dựng lớn, tải trọng cao lên đến 1000 tấn.
Ưu điểm: Độ chính xác cao, thời gian thi công nhanh chóng, có khả năng chịu tải cao mà các loại máy khác không làm được.
Nhược điểm: Giá thành đắt đỏ, bởi để tạo ra được một chiếc máy ép cọc bằng Robot không hề đơn giản và mất rất nhiều chi phí.
Quy trình ép cọc bê tông đúng chuẩn

Công tác chuẩn bị ép cọc bê tông
Sau khi tiến hành khảo sát địa hình, lên phương án thiết kế, sẽ là quá trình chuẩn bị thi công. Để quá trình thi công diễn ra đực thuận lợi và chính xác chủ đầu tư cần làm việc với đơn vị ép cọc bê tông để chuẩn bị đúc cọc. Số lượng, hình dạng, kích thước, tiêu chuẩn đều được ghi rõ trong hợp đồng. Cọc ép được đúc sẵn và di chuyển tập kết đến khu vực thi công. Các phương tiện máy móc cũng được chuẩn bị sẵn sàng cho việc ép cọc.
Trước khi thi công ép cọc, đơn vị ép cọc cần thực hiện chuẩn bị các công việc sau:
- Lắp ráp thiết bị vào đúng vị trí ép như phương án thiết kế.
- Kiểm tra máy ép đặt đúng kỹ thuật, ngay ngắn.
- Kiểm tra cẩu và đối trọng đặt đúng kỹ thuật, ngay ngắn.
- Kiểm tra nối cọc và máy hàn.
- Chạy thử máy ép.
Ép cọc thử
Công trình quy mô lớn, dự án
Đối với các công trình có đầy đủ khảo sát địa chất và có chỉ định cọc thử, nhà thầu cần tập kết đủ số lượng cọc thử để ép thử. Sau khi ép thử, kết quả sẽ được báo cho chủ đầu tư và đơn vị thiết kế để đưa ra phương án ép cọc đại trà.
Công trình nhà phố
Thông thường, với các công trình thi công nhà ở dân dụng để tiết kiệm chi phí và thờ gian thì sẽ không làm khảo sát địa chất, các phương án ép cọc, tải trọng ép và chiều dài cọc giả định thường được đưa ra dựa vào kinh nghiệm của đơn vị thiết kế. Do đó, nhà thầu cần tiến hành ép thử tim cọc để biết địa chất thực tế, sau đó trao đổi với các bên rồi đưa ra tổ hợp cọc cho hợp lý, rồi mới tiến hành vận chuyển cọc còn lại đến công trình.
Quá trình thi công được tiến hành như sau:
- Đảm bảo số lượng cọc vừa phải (thường khoảng 1/3 số tim cọc) để ép thử để kiểm tra địa chất trong khu vực thi công
- Độ dài cọc bê tông bán sẵn hiện nay thường có chiều dài là: 3, 4, 5, 6m. Mác bê tông cọc M200 và thép chủ 4d14. Tùy vào diện tích và tính chất đất thi công mà nhà thầu cần tính sao cho lượng cọc được tiết kiệm nhất, tránh phải phá đầu cọc nhiều gây lãng phí cọc và tốn nhiều nhân công khi tổ hợp. Với các công trình quy mô hơn, cọc nên được thiết kế và chỉ định bởi đơn vị thiết kế nhằm đảm bảo khả năng chịu lực là tốt nhất.
- Các đơn vị thi công lưu ý độ ngàm cọc vào đài thường là 10cm – 15cm nên đỉnh cọc ép thường dương lên 40cm – 50cm để khi đập đầu cọc có đủ chiều dài thép cọc để ngàm vào đài theo tiêu chuẩn.
- Vận chuyển thiết bị thi công ép cọc bê tông, cọc bê tông về khu vực ép cọc và chia cọc bê tông thành từng nhóm.

Tiến hành thi công ép cọc bê tông
- Khi tiến hành ép cọc bê tông cần chú ý cọc cần được ép đến độ sâu phù hợp với thiết kế móng. Sau đó thực hiện kiểm tra những mối nối cùng vị trí lắp dựng đoạn cọc sao cho tâm cọc trùng với trục đoạn mũi cọc và có độ nghiêng không vượt quá 1%.
- Khi đáy kích bắt đầu tiếp xúc đỉnh cọc thì tăng dần áp lực. Trong quá trình ép, kiểm tra độ thẳng đứng của cọc. Nếu nghiêng phải điều chỉnh kịp thời. Khi đầu cọc C1 cách mặt đất khoảng 50cm thì lắp tiếp đoạn cọc C2. Tiến hành kiểm tra chi tiết nối. Thực hiện căn chỉnh cọc C2 và tiến hành ép.
- Sau khi cọc được ép đến nền đất, thiết bị đã được dựng đoạn cọc lõi thép sẽ thực hiện chụp vào đầu cọc và tiếp tục ép đến độ sâu tiêu chuẩn của bản thiết kế.
- Trong quá trình thi công cần giám sát cẩn thận, nếu lực ép tăng đột ngột là do đã gặp lớp đất đá cứng. Cần kịp thời giảm tốc độ nén và kiểm tra lực ép không vượt mức cho phép.
- Khi ép cọc bê tông đến giai đoạn cuối, phải có cách đưa đầu cọc xuống cốt âm. Lúc này có thể dùng cọc phụ hoặc phương pháp ép âm.
Hoàn thành ép cọc bê tông
Khi cọc đã được ép tại một vị trí nhất định, cần kiểm tra xem đoạn cọc ép xuống đạt chuẩn, ta dựa vào 2 yếu tố:
- Chiều dài của cọc Lc được ép xuống đất phải nằm trong khoảng chiều dài thiết kế của cọc (Lmin ≤ L ≤ Lmax).
- Lực ép trước khi dừng ép nằm trong khoảng lực ép thiết kế (Pep min ≤ Pep ≤ Pep max).
Khi không thỏa mãn 2 yêu cầu trên, đơn vị ép cọc bê tông phải báo cáo chủ đầu tư kịp thời. Từ đó, đề xuất phương án khảo sát, kiểm tra xử lý sự cố.
Các tình huống cọc nghiêng quá 1%, cọc đang ép bị gãy… đều phải nhổ lên, ép cọc mới bổ sung.
Nhật ký ép cọc bê tông
Đơn vị cung cấp dịch vụ ép cọc bê tông có trách nhiệm ghi nhật ký ép cọc, tiến trình hoàn thành công việc. Đây là cơ sở theo dõi nhật trình của quá trình thi công. Toàn bộ thông tin về cọc ép, trang thiết bị, tiến độ thi công, sự cố… đều phải ghi lại đầy đủ.
Cách ép cọc bê tông phương pháp ép đỉnh

Chuẩn bị cọc bê tông và mặt bằng trước khi thi công
Đầu tiên, để thực hiện ép đỉnh được chính xác thì phải chuẩn bị cọc bê tông đúng tiêu chuẩn và kích thước để đưa đến công trường trước và đặt ở các vị trí thuận lợi cho việc lấy và đóng cọc khi thi công. Ngoài ra, cần đảm bảo vị trí, dọn đường đi để máy ép cọc có thể di chuyển.
Mặt bằng thi công phải được xử lý sạch sẽ và gọn gàng, thuận tiện, đảm bảo không có chướng ngại vật cản trở máy ép cọc. Các cọc bê tông ở vị trí nào phải được đánh dấu trước để tránh nhầm lẫn.
Di chuyển và lắp đặt dàn máy ép
Trước khi thi công, máy ép cọc phải được di chuyển đến công trường, vị trí máy ép phải đảm bảo thuận lợi cho thi công mà không gây cản trở giao thông nếu làm nhà phố.
Quy trình thi công ép cọc khi bố trí thép đài móng cọc
Ép cọc C1
Xác định vị trí chính xác sau đó tiến hành ép cọc C1, chú ý khi dựng cọc vào các giá đỡ theo đúng hướng được thể hiện trên bản thiết kế trước đó. Thực hiện ép cọc chậm rãi để đảm bảo yếu tố về chất lượng và kỹ thuật. Trong quá trình thi công nếu xảy ra tình trạng lỗi thì phải dừng lại và điều chỉnh thanh cọc ép về đúng vị trí.
Thi công ép cọc
- Tùy vào thiết kế móng mà cọc được ép đến vị trí nhất định. Sau đó thực hiện kiểm tra những mối nối cùng vị trí lắp dựng đoạn cọc sao cho tâm cọc trùng với trục đoạn mũi cọc và có độ nghiêng không vượt quá 1%.
- Thực hiện gia tải lên cọc bằng một lực ở vị trí tiếp xúc và tiến hành hàn mối nối theo thiết kế.
- Trong suốt quá trình thi công phải được giám sát bởi đội ngũ chuyên môn và kinh nghiệm, giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện ép cọc.
- Sau khi cọc được ép đến nền đất, thiết bị đã được dựng đoạn cọc lõi thép sẽ thực hiện chụp vào đầu cọc và tiếp tục ép đến độ sâu tiêu chuẩn của bản thiết kế.
Hoàn thành
Khi cọc đã được ép tại một vị trí nhất định, máy móc sẽ được dời sang vị trí cọc tiếp theo để tiếp tục thực hiện công việc.

Quy định về chiều sâu để ép cọc bê tông
Chiều sâu cọc bê tông phụ thuộc vào lực ép đầu cọc, địa chất khu vực thi công và loại cọc cần thi công. Ngoài ra, cần căn cứ vào các công trình đã từng thi công trên nền địa chất tương tự để có thể thi công chính xác nhất.
Ở nước ta hiện nay có 3 dạng địa chất phổ biến nhất đó là đất liền thổ, đất ruộng và đất pha cát. Với 3 loại đất khác nhau này sẽ được ép các loại cọc ở độ sâu khác nhau. Ở đây chúng ta quy định loại cọc dùng phổ biến cho nhà dân là 200×200 và 250×250.
Với đất liền thổ, đất ở sử dụng lâu năm là loại đất ít bị lún, sụt hay nứt. Vì vậy, nếu sử dụng phương pháp ép neo có thể ép cọc xuống độ sâu 5-15m, dùng phương pháp ép tải có thể ép xuống độ sâu 10-20m tùy loại cọc.
Với đất ruộng, đất lấp ao hồ (nền móng yếu)… thường là nền đất yếu, đất dễ sụt lún vì vậy việc ép cọc cần sâu hơn so với đất liền thổ. Cụ thể, với đất ruộng, độ sâu tối thiểu cọc là 10-25m tùy theo loại cọc.
Với đất pha cát, loại đất này cũng gần giống với đất ruộng, độ lún của đất này không nhiều như đất ruộng nhưng độ kém bền chắc thì tương đương nhau. Vì vậy, việc ép cọc bê tông cũng cần phải độ sâu tối thiểu 10-20 m.
Lưu ý khi ép cọc bê tông
- Ép cọc bê tông chôn sâu khoảng từ 0,5-3m, tuy nhiên không nhỏ hơn 0,5m đối với các loại móng nông.
- Đối với các loại móng sâu: Cần căn cứ vào địa chất, địa hình và loại cọc để ép cọc đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Trong mọi trường hợp, không nên ép cọc nông hơn 1/5 chiều cao của cọc.
- Với lớp đất tốt, có khả năng chịu lực tối thiểu 0,3m thì có thể chôn sâu.
- Với công trình nhỏ, nhẹ, sử dụng móng nông thì yêu cầu móng cọc hạ sâu ở lớp đất 2, có thể bổ sung móng đệm.
- Với các công trình lớn, cọc bê tông nên được hạ sâu hơn lớp đất 2, độ sâu tùy thuộc vào địa chất và loại cọc.
Các câu hỏi thường gặp khi ép cọc bê tông
Nhà 1 – 6 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?
Với các công trình nhà 1 – 6 tầng tại các thành phố lớn thường có diện tích khoảng dưới 100m2. Với những công trình này thì nên sử dụng loại cọc 200×200, 250×250 và thi công ép cọc bằng máy Neo thủy lực tải trọng 40 – 50 tấn. Bởi nhà dưới 7 tầng đa số phần múc móng sâu thì cách dùng máy Neo là phù hợp, an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất.
Nên ép cọc vuông hay tròn?
Tùy thuộc vào từng công trình xây dựng, tính chất riêng mà lựa chọn cọc vuông hay tròn cho phù hợp. Cọc vuông có khả năng chịu lực cao, dễ xuyên qua lớp đất cứng, thi công dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp nhưng giá thành lại cao. Phù hợp với nhà ở dân dụng, tòa chung cư, nhà xưởng nhỏ, khách sạn, nhà nghỉ,… Còn cọc tròn có giá thành rẻ nhưng dễ bị gãy khi ép. Phù hợp cho các công trình cầu cảng, bờ kè,…
Ép cọc đến khi nào thì dừng?
Điều kiện để dừng ép cọc là khi đã khoan tới các lớp đất chặt có SPT>50 hoặc lớp sét có SPT>30, dày hơn 5m. Trường hợp, khoan đến độ sâu yêu cầu mà vẫn gặp phải lớp đất yếu có SPT<15 thì cần báo cho người tư vấn thiết kế và chủ đầu tư, để bàn bạc và đưa ra quyết định chiều sâu hố khoan.
Ép cọc sát tường thì phải làm sao?
Tại các thành phố, diện tích nhà ở thường sẽ rất hạn chế do đó thiết kế nhà ở thường xây dựng sát nhau. Do đó, khi làm móng nhà thì sẽ xảy ra tình trạng ép cọc sát tường. Để không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề thì bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Không được xây vượt quá độ cao quy định.
- Không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà đất xung quanh.
- Khảo sát công trình cẩn thận trước khi khởi công đào móng.
- Lựa chọn phương pháp thi công ép cọc phù hợp, an toàn.
- Dừng ngay việc ép cọc khi xảy ra sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nhà liền kề.

Khoảng cách 2 cọc ép là bao nhiêu là đạt chuẩn?
Khoảng cách tối thiểu giữa giữa 2 cọc ép theo quy trình 22TCN – 272 – 05 là 2,5D (D: đường kính cọc ép). Từ tim cọc này tới tim cọc kia tối thiểu là 0.75m. Nhưng trên thực tế, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các cọc bê tông sẽ do kỹ sư quyết định; nó sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng địa chất, loại cọc, yêu cầu của mỗi công trình để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất.
Ép cọc hay khoan nhồi? Loại nào tốt hơn?
Mỗi phương pháp lại có ưu điểm và nhược điểm riêng nên không thể so sánh cách nào tốt hơn cách nào. Tùy thuộc vào từng công trình cụ thể mà chúng ta mới đưa ra được sự lựa chọn hình thức làm móng cọc phù hợp. Ép cọc là phương pháp sử dụng máy ép để đóng những cây cọc đã được đúc sẵn xuống lòng đất. Còn khoan nhồi là cách thi công móng bằng việc sử dụng máy để khoan sẵn từng lỗ cọc có độ sâu và đường kính thiết kế. Sau đó, đưa lồng thép và tiến hành đổ bê tông xuống thành lỗ để tạo ra cọc trực tiếp trên công trình xây dựng.
Ép cọc qua lớp cát như thế nào?
Nếu địa chất có các lớp cát khá dày thì cọc không thể xuyên qua. Lúc này, cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối giả bằng biện pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép kèm xối nước. Những cách này sẽ tạm thời phá vỡ kết cấu đất trong quá trình vừa ép, vừa đưa dẫn cọc xuống.
Trong đó, khoan dẫn trước khi ép là giải pháp được ứng dụng phổ biến vì có tính khả thi cao. Cụ thể: Tại vị trí tâm cọc thiết kế, trước khi tiến hành ép sẽ khoan trước một lỗ có đường kính bằng 1/8 – 1/10 cạnh cọc, thành lỗ giữ bằng dung dịch bentonite. Sau đó, mới bắt đầu đóng cọc xuống.
Ép cọc trên nền đất yếu có nguy hiểm gì? Giải pháp ra sao?
Ép cọc trên nền đất yếu rất dễ xảy ra nguy hiểm, nó thường đặt ra các bài toán khó như độ lún có trị số cao, ma sát âm tác dụng lên cọc, sức chịu tải của móng không ổn định, cát sủi làm phá hỏng nền, đất nền bị hóa lỏng. Do đó tùy vào cấu trúc công trình và độ mềm lún của đất nền mà thay đổi cho phù hợp.
- Thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết việc lún và khả năng chịu tải kém của nền.
- Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình.
- Thay đổi kích thước và hình dáng móng để thay đổi áp lực tác dụng lên mặt nền, giúp cải thiện được điều kiện chịu tải và biến dạng của nền.
Hợp đồng ép cọc bê tông cần lưu ý gì?
Khi làm hợp đồng ép cọc bê tông, chủ nhà cần làm rõ với nhà thầu về các thông số cọc như mác bê tông, chủng loại thép, … vì các cọc được đúc sẵn nên dễ bị làm gian dối nhằm mục tiêu trục lợi.
Cần làm rõ giá cả với nhà thầu trong mỗi tình huống ép âm hoặc ép dương và nêu rõ trong hợp đồng.
Chủ nhà cũng cần yêu cầu nhà thầu làm theo đúng các tiêu chuẩn đã quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế nền móng do bên tư vấn xây dựng cung cấp, như chủng loại cọc, vị trí cọc, số lượng cọc, cọc ép thử, …
Trong hợp đồng cần nêu rõ thời gian thi công và hoàn thành, chất lượng công trình và các khoản bồi thường nếu có sai sót trong thi công.
Bảng giá ép cọc bê tông
Bảng giá ép cọc bê tông NEO
STT | Nội Dung Báo Giá | ĐVT | Khối Lượng | Đơn Giá (VNĐ) | Ghi Chú |
---|---|---|---|---|---|
I | Công trình tính theo mét (Trên 600md) | ||||
1 | Ép cọc BTCT 200×200 | md | 600 | 50.000 | Trở lên |
2 | Ép cọc BTCT 250×250 | md | 600 | 55.000 | Trở lên |
3 | Ép cọc BTCT 300×300 | md | 600 | 60.000 | Trở lên |
II | Công trình tính lô khoán (Từ 300 đến 600md) | ||||
1 | Ép cọc BTCT 200×200 | CT | 300-599 | 28.000.000 | Trọn gói |
2 | Ép cọc BTCT 250×250 | CT | 300-599 | 35.000.000 | Trọn gói |
3 | Ép cọc BTCT 300×300 | CT | 300-599 | 40.000.000 | Trọn gói |
III | Công trình tính lô khoán (Dưới 300md) | ||||
1 | Ép cọc BTCT 200×200 | CT | 50-299 | 22.000.000 | Trọn gói |
2 | Ép cọc BTCT 250×250 | CT | 50-299 | 25.000.000 | Trọn gói |
3 | Ép cọc BTCT 300×300 | CT | 50-299 | 30.000.000 | Trọn gói |
Bảng giá ép cọc ly tâm tròn D300, D350, D400, D500, D600 giá tốt nhất
STT | Tiết diện cọc ly tâm | Khối lượng < 1.000 md | Khối lượng > 1.000 md |
---|---|---|---|
1 | D300 | từ 70 – 100 triệu | từ 40.000 đến 60.000 VNĐ/md |
2 | D350 | từ 70 – 100 triệu | từ 40.000 đến 60.000 VNĐ/md |
3 | D400 | từ 70 – 100 triệu | từ 40.000 đến 60.000 VNĐ/md |
4 | D450 | từ 90 – 150 triệu | từ 50.000 đến 60.000 VNĐ/md |
5 | D500 | từ 90 – 150 triệu | từ 50.000 đến 60.000 VNĐ/md |
6 | D600 | từ 90 – 150 triệu | từ 50.000 đến 60.000 VNĐ/md |
Bảng giá ép cọc bê tông bằng Robot
STT | Loại cọc bê tông | Loại sắt | Đơn giá cọc (cả vận chuyển) | Đơn giá ép (khối lượng ép >1000m) | Đơn giá ép (khối lượng ép <1000m) |
---|---|---|---|---|---|
1 | 200×200, mác 250 | D14 Việt Úc | 135.000đ – 145.000đ/m | 20.000đ – 60.000đ/m | Trọn gói 60 – 80 triệu |
2 | 250×250, mác 250 | D14 Việt Úc | 190.000đ – 200.000đ/m | 20.000đ – 60.000đ/m | Trọn gói 60 – 80 triệu |
Báo giá cọc bê tông 200×200 cập nhật mới nhất

Chi phí giá cọc bê tông 200×2000
Chi phí giá cọc bê tông còn tùy thuộc vào chất liệu và loại vật liệu mà nhà thầu chọn xây dựng, cụ thể như sau:
Loại thép | Thiết diện | Mác bê tông | Chiều dài | Đơn giá |
---|---|---|---|---|
Loại thép chủ Thái Nguyên Φ14 | 200×200 | 200 -> 250 | 5m, 4m, 3m, 2.5m | 145.000/m |
Loại thép chủ Đa hội Φ14 | 200×200 | 200 -> 250 | 5m, 4m, 3m, 2.5m | 110.000/m |
Loại thép Việt Đức, Việt Úc Φ14 | 200×200 | 200 -> 250 | 5m, 4m, 3m, 2.5m | 140.000/m |
Giá nhân công ép cọc bê tông 200×200
Tùy vào công trình có khối lượng lớn hay nhỏ mà giá nhân công ép cọc bê tông cũng có chút chênh lệnh như sau:
Công trình | Đơn giá thi công |
---|---|
Công trình có khối lượng > 300md cọc | 40.000 – 50.000 VNĐ/md |
Công trình có khối lượng <= 300md cọc | 13.000.000 – 15.000.000 VNĐ/md |
Chi phí ép cọc bê tông thi công bằng máy bán tải, tải và Robot cho loại 200×200
Đơn giá ép giàn máy bán tải | Đơn giá ép giàn máy tải | Đơn giá ép giàn máy Robot |
---|---|---|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị thi công ép cọc bê tông uy tín tại Đà Nẵng
STT | Tên công ty | Thông tin liên hệ |
---|---|---|
1 | Công ty Hồng Phát |
|
2 | Công Ty Phương Lê Trần |
|
3 | Công Ty Lộc Phát |
|
4 | Sửa Nhà Đà Nẵng |
|
5 | Khoan Giếng 365 |
|
Trên đây là những cập nhật mới nhất về giá ép cọc bê tông năm 2021, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc tham khảo và lựa chọn nhà thầu phù hợp cũng như tính toán để tối ưu được chi phí. Liên hệ ngay cho CityA Homes nếu có bất kì thắc mắc nào trong thi công nhé!
Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:
- Hotline: 0905 389 389
- Email: cityahomes.vn@gmail.com
CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!