Trong các công trình thi công xây dựng nhà ở như: nhà cấp 4, biệt thự, nhà phố…Người ta thường hay nhắc đến móng băng, nó chính là nền tảng quyết định cho sự bền vững, an toàn của một ngôi nhà. Vậy móng băng là gì? Nó khác móng bè như thế nào? Hãy cùng CityA Home tìm hiểu tất tần tật về móng băng nhé!

Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng nằm bên dưới sàn nhà, chạy dọc theo các bức tường hoặc các hệ thống cột, thường có hình dạng là một dải trải dài, có thể chỉ là hàng thẳng, hoặc giao nhau thành hình chữ thập có tác dụng đỡ tường và cột cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, nó không nằm tập trung ở một điểm mà nó chạy dọc suốt bên dưới những bộ phận chịu lực của công trình, để đỡ được toàn bộ kết cấu, trọng lượng của cả tòa nhà.
Trong các loại kiến trúc nhà ở như nhà phố, biệt thự,… thì móng băng thường được các chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn vì có chi phí rẻ, an toàn và có độ lún đồng đều.
Công dụng của móng băng
- Công dụng chính của móng băng là giảm áp lực cho đáy móng và đảm bảo truyền tải trọng lực công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới hoặc cọc cừ tràm.
- Ở các công trình nhà xây dựng có tầng hầm. Chẳng hạn như biệt thự, nhà phố có gara thì xây móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm, hầm giữ xe hoặc nhà kho chứa đồ.
- Khi địa chất đất công trình không ổn định, ở những nền đất mềm, sụt lún và không sử dụng được các loại móng khác, thì móng băng gạch hoặc móng băng bê tông cốt thép sẽ làm cho công trình dễ tiến hành thi công hơn.
Cấu tạo và phân loại của móng băng

Cấu tạo
Cấu tạo của móng băng bao gồm các lớp như sau:
- Lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng chạy liên tục để liên kết móng thành một khối dầm mỏng.
- Tiếp đến là lớp bê tông lót dày 100mm.
- Kích thước bản mỏng phổ thông thường: (900mm – 1200mm) x 350mm.
- Kích thước dầm móng phổ thông: 300mm x (500 mm– 800mm).
- Thép bản mỏng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Tuy nhiên, đây chỉ là những số liệu cơ bản, tùy thuộc vào địa hình và tính chất đất đai của khu vựa thi công, loại hình công trình và thay đổi điều chỉnh cho phù hợp.
Phân loại
Xét về tính chất & độ cứng thì chúng tôi phân móng băng làm 3 loại đó là:
- Móng mềm.
- Móng kết hợp.
- Móng cứng.
Xét về cấu tạo theo phương thì được chia làm 2 loại:
- Móng 1 phương: Sử dùng khi ta dùng theo 1 phương duy nhất theo chiều ngang hay chiều rộng của công trình giống như những đường thẳng song song. Khoảng cách giữa các đường sẽ đi theo diện tích của căn nhà.
- Móng 2 phương: là những đường móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc và giao như ô bàn cờ.
Xét về vật liệu kết cấu thì có 2 loại
- Móng băng gạch.
- Móng băng bê tông cốt thép.
Ưu nhược điểm của móng băng
Ưu điểm
- Đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều các cọc bê tông bên dưới.
- Hỗ trợ cho sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Hạn chế được hiện tượng lún lệch giữa các cột.
- Giảm áp lực tại vị trí đáy móng hiệu quả. Truyền tải trọng của công trình xuống nền đất được đều và ổn định hơn.
- Trong trường hợp không thể dùng móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết.
- Móng băng lún đều và phù hợp với các công trình nhà phố nên thường được sử dụng nhiều.
- Móng băng thích hợp sử dụng trong các trường hợp nền đất xấu, những công trình không quá lớn.
- Biện pháp thi công khá đơn giản, giúp tiết kiệm lượng lớn chi phí.
Nhược điểm
- Độ ổn định về lật, trượt của móng kém vì có chiều sâu chộn móng nhỏ và nông.
- Không áp dụng được cho những khu vực có nhiều bùn, nền đất quá yếu.
- Trừ lớp đất đá gốc gần mặt đất, ở các lớp đất phía trên có sức chịu tải kém.
- Sử dụng tốt nhất trong các công trình xây dựng có quy mô nhỏ.

Phân biệt móng băng và móng bè
Đặc điểm cấu tạo, hình dáng | Móng băng | Móng bè |
---|---|---|
Thành phần, hình dáng | Bao gồm lớp bê tông lót mỏng hay một bản mỏng trải rộng chạy liên tục bên dưới nền móng. Tất cả tạo nên một khối thống nhất, có độ dày vừa phải. | Bao gồm một lớp bê tông mỏng trải rộng bên dưới của tất cả công trình hoặc nằm sâu dưới dầm móng. |
Độ dày bê tông | Tiêu chuẩn độ dày bê tông lót là 10cm. | Tiêu chuẩn độ dày bê tông sàn là 10cm. |
Chiều cao móng tiêu chuẩn | 350mm | 3200mm |
Kích thước dầm | Kích thước dầm móng phổ thông là 300x(500-800)mm. | Kích thước dầm móng tiêu chuẩn là 300x700mm. |
Tiêu chuẩn thép dầm móng | Tiêu chuẩn thép dầm móng phổ thông với thép dọc là 6φ(18-22) và thép đai φ8a150. | Tiêu chuẩn thép dọc 6φ(20-22), còn thép đai là φ8a150. |
Quy mô công trình | Thích hợp cho những công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp do đặc điểm chiều sâu chôn móng. | Phù hợp ứng dụng cho những công trình có diện tích vừa phải, không quá lớn. Hoặc những công trình có nền đất xấu, không đảm bảo. |
Nền đất đóng móng | Móng băng phù hợp sử dụng ở những công trình có nền đất xấu, không đảm bảo độ chắc chắn. | Móng bè phù hợp với những công trình có nền đất tốt, ở các nơi có các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định. |
Quy trình thi công móng băng đúng chuẩn

Chuẩn bị thi công – giải phóng mặt bằng
Đây là việc đầu tiên đơn vị thi công cần phải làm thật tốt và nhanh chóng các công tác giải phóng mặt bằng khu đất thi công và chuẩn bị nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…để móng được làm đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Các kỹ sư cần thông thạo cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng để đơn vị thi công lựa chọn xi măng, cát, đá, thép… có chất lượng đảm bảo, đồng thời, phải đầy đủ về số lượng. Kết cấu móng băng có vững chắc, đáp ứng yêu cầu chịu tải trọng cũng như tiến độ thi công hay không phụ thuộc rất lớn vào điều này.
San lấp mặt bằng, công tác làm đất
Để đảm bảo đúng tiến độ cũng như chất lượng của dự án, thì ngay sau khi giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc, nhân công xong, công việc… cần bắt tay ngay vào công tác dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ, thi công san lấp mặt bằng.Trong bước này, bạn sẽ thực hiện các công việc sau:
- Định vị các trục công trình trên khu đất, xác định tọa độ và đóng cọc đánh dấu.
- Tiến hành đào đất theo trục đã định vị với kích thước đã được xác định.
- Dọn sạch móng vừa đào, hút nước đi nếu xuất hiện nước bên dưới hố móng gây ứ đọng, ảnh hưởng đến tiến trình chung.
Cốt thép và bố trí thép trên móng băng
Trước khi tiến hành cốt thép, việc đầu đầu tiên đó chính là gia công thép theo đúng yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ thiết kế. Bề mặt thép cần sạch sẽ, không bị dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sát với các lớp gỉ.
Tiếp theo, cốt thép phải được cắt và uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Các mối hàn nối, buộc nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: hàn nối đảm bảo >= 10d, buộc nối >= 30d (d là đường kính của thép), hàn nối thép được làm sạch.
Sau đó mới tiến hành các bước làm cốt thép kết cấu móng băng:
- Cắt thép và gia công thép. Cần chọn những thanh thép đảm bảo chất lượng, không bị gỉ.
- Đổ một lớp bê tông lót dày 10cm hoặc lớp lót gạch trên nền.
- Đặt các bản kê lên trên lớp bê tông lót.
- Đặt thép móng băng.
- Đặt thép dầm móng.
- Đặt thép chờ cột.
Công tác cốt pha
Công tác cốp pha là công đoạn thi công quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền chắc của công trình xây dựng. Trước khi tiến hành công đoạn này cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công chắc chắn và đúng với mẫu thiết kế.
Cốt pha sẽ đăt theo lưới thép đã định hình trước. Sau đó, tiến hành lắp hệ thống ván khuôn cho quy trình đổ bê tông móng. Ván khuôn phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu chất lượng với từng loại móng để đảm bảo chất lượng móng băng được hoàn hảo nhất.
Các thanh chống tăng cũng phải được kê trên những tấm ván dày tối thiểu 4cm nhằm làm giảm lực xê dịch hay xô ngang trong khi đổ bê tông.
Lưu ý để cốt pha được chắc chắn và chính xác thì tim móng và cột phải được xác định cao độ.
Đổ bê tông móng
Công tác bê tông là công đoạn cuối cùng trong quá trình thi công móng băng. Khi tiến hành đổ bê tông đòi hỏi sự cẩn trọng trong chất lượng cũng như kỹ thuật trộn bê tông để đảm bảo móng đáp ứng yêu cầu. Bê tông đạt chất lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Vật liệu đá, sỏi, cát phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và kích thước để bô tông không bị nổi bong bóng (sẽ làm rỗng thành phẩm).
- Xi măng: lựa chọn xi măng đúng mác và yêu cầu mac xi măng phải cao từ các công ty sản xuất uy tín, nhằm đảm bảo được chất lượng.
Sau khi hoàn tất công tác đổ bê tông thì tiến hành đầm dùi, đầm bàn để nén bê tông. Giúp bề mặt chắc và không bị chảy. Đảm bảo bê tông được đổ vào móng đầy và chắc. Không được trộn lẫn rác vào bê tông.
Lưu ý khi thi công móng băng là chất lượng của móng phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Móng kém sẽ dễ dẫn đến tình trạng sụt, lún, nứt tường, nứt móng, nhà bị nghiêng… Do đó, trước khi thi công, các kỹ sư cần khảo sát thực tế địa chất tại khu vực thi công. Đảm bảo thi công móng chất lượng cho công trình.
Lưu ý thiết kế móng băng
Tùy vào bản thiết kế để lựa chọn được loại móng băng phù hợp với kết cấu của công trình. Có thể lựa chọn sử dụng: móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp sẽ phụ thuộc vào chiều sâu của đất đặt móng.
- Nếu chiều sâu đặt móng lớn thì dùng móng băng mềm. Tác dụng là để giảm được chiều sâu khi đặt móng và giúp tiết kiệm chi phí khi thi công.
- Khi chiều sâu đặt móng nông: Dùng móng bê tông cốt thép.
- Đối với những móng cần có cường độ cao thì nên dùng móng bê tông cốt thép. Đế móng là bê tông cốt thép thì hầu hết nhà đều làm bằng khung, cột bê tông cốt thép.
Đối với nhà có tầng hầm, móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo đường hầm thì bắt buộc móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng > 0,4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm. Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần trên mặt đất (gọi là tầng bán hầm).
Khi các hàng cột hoặc tường theo cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Đáy móng thường được đặt ở cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Vì sao nên dùng móng băng khi xây nhà?
Sở dĩ nên thiết kế móng băng khi xây nhà à do móng băng có độ lns đều hơn các loại móng khác. Việc thi công cũng đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí. Một vài lưu ý khi dùng móng băng xây nhà:
- Để sử dụng móng băng thì chiều rộng tối đa là 1,5m.
- Nếu trường hợp bắt buộc chiều rộng phải lớn hơn 1,5m thì nên sử dụng các loại móng bè để xây dựng nhà.
- Khi thi công móng băng, nếu thiết kế không hợp lý thì độ lún có thể còn nhiều hơn móng đơn, do đó cần kiểm tra, khảo sát cẩn thận, chính xác.
Móng băng thường được dùng trong công trình nào?
Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng móng băng chỉ thực sự phù hợp với việc xây dựng nhà phố. Vì vậy nó thường áp dụng cho những công trình tầm trung, tức 3 tầng trở lên.
Còn đối với các căn nhà cấp 4 (1,2 tầng) thì người ta dùng móng cốc. Ngoài ra có thể áp dụng cho các công trình khác như thiết kế biệt thự, hay biệt thự nhà vườn,…
Xử lý móng băng của nhà cấp 4
Phương pháp tối ưu nhất và được ưu tiên sử dụng đó là tìm cách thay một phần của nền đất trong nền yếu đó bằng các gối cát, hay khối đệm cát nhé. Sau đó hãy đem trộn, kết hợp với biện pháp sử dụng hình thức cơ học như: dư trấn, lực nén đất, nén nền,.. Cụ thể thì chúng ta chỉ cần cách đơn giản như là sử dụng phương pháp sau đây: ngoài nén, có thể sử dụng cọc không thấm hay sử dụng đầm nền bằng các loại máy chuyên dùng. Ngoài ra thì các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp thủy lực cụ thể như dùng các loại cọc thấm, các loại lưới thấm,…
Bên cạnh đó để xử lý móng băng nhà cấp 4 ở trên nền đất yếu, người ta cũng có thể sử dụng phương pháp như thay nền đất. Tuy nhiên đối với phương pháp này lại quá tốn kém vì chi phí cao và mất nhiều công sức cũng như thời gian.
Kết cấu móng băng
Kết cấu móng băng cơ bản
Móng băng có thể cấu tạo từ gạch hoặc bê tông cốt thép, tuy nhiên cấu tạo móng băng bằng be tông cốt thép được ưa chuộng hơn cả. Cấu tạo móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng.
Cấu tạo móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng.
- Lớp bê tông lót dày 100mm.
- Kích thước bản móng phổ thông: (900 – 1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500 – 800) (mm).
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18 – 22), thép đai Φ8a150.

Lưu ý: Đây là các thông số cơ bản và phổ biến nhất. Tùy thuộc vào từng công trình mà thông số chi tiết móng băng có thể thay đổi để đảm bảo kết cấu và độ ổn định lâu bền cho công trình.
Kết cấu móng băng nhà 3 tầng
Kết cấu của móng băng trong căn nhà 3 tầng sẽ có cấu tạo vô cùng tỉ mí với thiết kế chính xác bao gồm nhiều lớp bê tông được lót móng với nhau, bản móng này cũng được thiết kế chạy liên tục và có sự liên kết móng duy nhất thành 1 khối kiến cố. Chính nhờ vào việc liên kết này mà giữa các thanh thép ở vị trí ngang mới tạo nên một hệ thống xây dựng cho nền móng băng của căn nhà vững chắc và đúng với các quy trình kỹ thuật đã được đề ra khi thi công xây dựng.
Đầu tiên của kết cấu móng băng khi đi xây dựng ngôi nhà 3 tầng là lớp bê tông lót với độ dày 100mm. Lớp bê tông lót này càng dày lại càng có lợi hơn cho công trình. Lớp bên tông này với mục đính nhằm tránh việc tiếp xúc của bề mặt thép lên nền của mặt đất vì đất điều này làm cho khả năng kết dính với bê tông sẽ không cao.
Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng công trình như hiện tượng sụt lún, hiện tượng móng băng của căn nhà dễ bị xô lệch hay ở vị trí không đúng kích thước ban đầu theo như yêu cầu kỹ thuật.
- Kích thước của bản móng theo các kích thước phổ thông với nhà 3 tầng là 900-1200 x 350 (mm).
- Kích thước của dầm móng theo mức độ phổ thông của nhà 3 tầng là: 300 x 500-700 (mm).
- Thép bản của bản móng ở mức phổ thông là: Φ12a150.
- Thép của dầm móng ở mức độ phổ thông là: thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai móng Φ8a150.
Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng
Công thức chung của tải trọng truyền xuống móng là tổng trọng tải của các tĩnh tải, hoạt tải, mức gió, khả năng dư chấn động đất. Tuy nhiên để tính được các tổ hợp này lại cực kỳ mất nhiều thời gian, công sức. Chính vì thế, trong thực tế, người kỹ sư có chuyên môn sẽ thường chọn những công thức tính nhanh để đảm bảo được độ chính xác lẫn thời gian.
Giả sử đi tính móng băng M7 là khoảng 1m2 thì dầm trần có trọng lượng là 1,1T. Giả định trên nền đất của mình đang có mức cường độ là R =15T/m2 ( đây được coi là loại đất tốt).
Từ đó sẽ tính được toàn bộ diện tích móng với công thức N/R. Sau đó chọn 2 điểm chọn a và b của móng băng:
N ở trên sơ đồ là: N=1,45 nhân 2,6 nhân 2 tầng nhân 1,1 = 8,3 T
Khi tính móng băng này hãy lấy khoảng 10T để tính
Hoặc cách tính khác như sau: lấy 1m2 sàn = 1T và cứ như thế có bao nhiêu tầng thì nhân lên với số lượng tầng, riêng đối với tải trọng mái thì chỉ lấy bằng 50% của trọng tải 1 sàn.
Cách tính khối lượng bê tông móng băng
Hình lập phương của bê tông: VBT = Số lượng toàn bộ cấu kiện x Chiều dài x chiều Rộng x chiều Cao
Với các kiện ở mức độ phức tạp hơn: VBT = Diện tích của toàn bộ các mặt bằng cấu kiện x Chiều cao kiện đó
Diện tích các mặt bằng của cấu kiện nêu trên sẽ được chia về các hình cụ thể và đơn giản nhất để dễ tính toán với diện tích và tổng hợp lại.
Ví dụ: Cấu kiện bê tông mà có kích thước cụ thể là Cao: 2m; mặt bằng hình chữ nhật và hình thang trong đó cụ thể là:
Hình chữ nhật: 1,5m – 2m; Hình thang là 2m – 1.6 m; chiều cao là 1m;
Công thức tính như sau:
VBT = ((1,5*2+(2+1,6)*1/2)) x 2= 9,6 (m3)
Mẫu bản vẽ thiết kế móng băng tham khảo
Bản vẽ kết cấu móng băng nhà 1 tầng

Bản vẽ kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Bản vẽ kết cấu mẫu móng băng nhà 3 tầng

Bản vẽ mặt bằng móng băng nhà phố

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản và cần thiết về móng băng mà CityA Home đã tổng hợp lại. Hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về móng băng cũng như các quy trình thi công móng băng đạt chuẩn. Chúc bạn sẽ có những công trình thật thành công, nếu còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn gì hay liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp.
Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:
- Hotline: 0905 389 389
- Email: cityahomes.vn@gmail.com
CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!