Móng bè là gì? Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng bè nhà ở chuẩn

Người xưa thường nói “Gốc có vững, cây mới bền”, trong thi công xây dựng cũng vậy, bất cứ công trình nào muốn bền vững thì phải đặt nền móng vững chắc. Do đó, nền móng rất quan trọng trong các công trình, một loại móng được ứng dụng rất nhiều trong các công trình cao tầng đó là móng bè. Vậy bạn đã hiều gì về móng này? Hãy cùng CityA Homes tìm hiểu nhé!

Móng Bè được Sử Dụng Phổ Biến Trong Các Công Trình Cao Tầng
Móng Bè được Sử Dụng Phổ Biến Trong Các Công Trình Cao Tầng

Móng bè là gì?

Móng bè còn được gọi với cái tên móng toàn diện đảm nhiệm chức năng tải trọng của công trình vào đất nền. Đây là một loại móng nông, được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu. Phù hợp cho các kết cấu kho, bể vệ sinh, tầng hầm,…

Móng bè được các chuyên gia đánh giá là loại móng an toàn, đem vào áp dụng rộng rãi bởi nó có hiệu quả cao trong việc phân bố đều về trọng lượng, giúp tránh hiện tưởng sụt lún, giúp công trình chịu được sức ép của các khối vật chất nằm bên trên cũng như đảm bảo chắc chắn và an toàn cho toàn bộ công trình.

Cấu tạo móng bè

So với các loại móng xây dựng khác móng bè được cấu tạo khá đơn giản, chỉ bao gồm một lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng dưới toàn bộ công trình và dầm móng. Một bóng cơ bản phải có đầy đủ các yếu tố theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng.

Loại móng này có nhiều lớp, bao gồm một lớp bê tông lót mỏng, bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng. Về cơ bản, thì một móng bè có đầy đủ các yếu tố theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng là:

  • Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
  • Chiều cao bản móng tiêu chuẩn là 32cm.
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn là 300×700(mm).
  • Thép bản móng tiêu chuẩn là 2 lớp thép Phi 12a200.
  • Thép dầm móng tiêu chuẩn là thép dọc 6 phi (20-22) và thép đai là phi 8a150.

Bản phẳng

Chiều dài của bản được chọn là e = (⅙)l với khoảng cách giữa các cột l < 9m và có tải trọng khoảng 1.000 tấn/cột.

Bản vòm ngược

Loại bản này được sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Với công trình không lớn thì bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm là f = 1/7 l ~ 1/10.

Kiểu có sườn

Loại này có hình thức cấu tạo theo 2 cách là sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gia tăng) và sườn nằm trên bản.

Kiểu hộp

Đây là loại móng tập trung lực lên chính mình là chủ yếu tuy nhiên có khả năng phân bố đều lên nền đất. Kiểu hộp thường được áp dụng cho những kết cấu phải chịu lực như nhà 2 tầng, những ngôi nhà có tầng, nó có độ cứng lớn nhất nhưng trọng lượng lại nhẹ. Tuy nhiên với phần này thì bạn cần sử dụng nhiều tép và thi công tương đối phức tạp.

Ưu và nhược điểm của móng bè

Ưu điểm

Đây là giải pháp tốt nhất cho những công trình với thiết kế có tầng hầm, bể vệ sinh, bồn chứa, kho hay hồ bơi. Bên cạnh đó, với các công trình có tầng hầm để giữ xe. Làm nhà kho hay kho bãi thì lựa chọn móng bè là giải pháp thích hợp nhất.

Đặc biệt thích hợp cho các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà từ 1 tầng, 2 tầng đến 3 tầng nhờ vào chi phí thấp và thời gian thi công nhanh chóng.

Được kết hợp với các giải pháp gia cố đất nền như ép cừ tràm, biệp pháp làm tăng sức chịu tải của đất nền do đó móng bè còn được sử dụng để phục vụ thi công công trình cao tầng như chung cư, khách sạn.

Thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế rẻ, có thể tiết kiệm chi phí khoảng 30 – 50% so với móng cọc ép và cọc khoan nhồi.
Đặc biệt thích hợp cho các công trình biệt thự quy mô lớn.

Ưu Và Nhược điểm Của Móng Bè
Ưu Và Nhược điểm Của Móng Bè

Nhược điểm

Móng bè rất dễ bị lún không được đều, lún bị lệch do lớp địa chất bên dưới có thể bị thay đổi tại các vị trí lỗ khoan, lúc này sẽ xuất hiện vết nứt và công trình bị giảm tuổi thọ.Do đó , nó rất kén địa hình, không phải địa chất hay địa hình nào cũng áp dụng được.

Chiều sâu đặt móng nông nên có thể xảy ra một số vấn đề như độ ổn định do tác động của sự thoát nước ngầm và động đất.

Móng bè rất dễ bị lún không đều. Lún lệnh do các lớp địa chất bên dưới, dẫn đến tuổi thọ công trình giảm. Gây ảnh hưởng đến phương án kinh doanh.

Khi nào thì nên sử dụng móng bè

Móng bè được sử dụng phổ biến cho các công trình yêu cầu kết cấu chịu lực cao, các công trình nhà nhiều tầng. Đây được coi là giải pháp an toàn và đem lại hiệu quả nhất cho các công trình thiết kế móng bè. Với những công trình làm móng bè thì mới có thể đảm bảo được sự chắc chắn và kiên cố cho ngôi nhà. Giúp chuyển trọng lượng và nâng đỡ toàn bộ công trình phía dưới đất.

Quy trình thi công móng bè

Quá Trình Thi Công Móng Bè
Quy Trình Thi Công Móng Bè

Giai đoạn chuẩn bị

Đây là công việc cần thiết trước khi thi công bất kì một công trình nào. Cần chuẩn bị chi tiết và đầy đủ, càng chuẩn bị kĩ lưỡng và chu toàn bao nhiêu thì việc thi công sẽ càng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu. Giai đoạn này cần chuẩn bị chu toàn các công tác như:

  • Chọn đơn vị thi công: uy tín, có hương hiệu trên thị trường và có giá thành phải chăng.
  • Chuẩn bị mặt bằng công: cần giải phóng mặt bằng nhanh chóng, san lấp và vệ sinh sạch sẽ mặt bằng.
  • Chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ, các loại máy móc thiết bị cần thiết để tiến hành thi công xây dựng.

Đào đất hố móng

Dựa theo bản vẽ công trình của kiến trúc sư để xác định đúng diện tích hồ đào cho chính xác. Sau khi đất thi công đã được giải pháp và san lấp mặt bằng, nhà thầu cần tiến hành các công tác đào hố móng thi công. Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất mà bản vẽ quy định, hạn chế tuyệt đối các sai lệch trong quá trình đào hố móng.

Đổ bê tông giằng móng

Để đảm bảo chất lượng của bê tông cũng như chất lượng của toàn bộ công trình, bê tông cần được trộn theo đúng quy chuẩn về chất lượng của từng thành phần cũng như được tiến hành đúng quy định về cách nhào trộn.

Với móng bè, bê tông được đổ theo từng lớp, mỗi lớp bê tông dày khoảng từ 20-30cm. Để có thể đẩm bảo cho sự liên kết giữa các lớp bê tông với nhau, lớp trên phải đổ chồng lên lớp dưới bắt đầu đông kết. Đặc biệt, việc đổ bê tông giằng là công đoạn giúp đảm bảo chất lượng bê tông cũng như chất lượng toàn bộ công trình về sau.

Nghiệm thu và bảo dưỡng móng

Sau khi đổ bê tông móng, để móng được chắn chắn và bảo tồn được lâu dài thì cần phải bảo dưỡng sau khi đổ bê tông bởi tác động của thời tiết, khí hậu, môi trường tự nhiên có thể ảnh hưởng đến kết cấu móng. Móng cần được giữ ẩm, được tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc và đủ ngày tuổi để tạo thành phẩm ổn định, chắc chắn nhất. Lúc này phần móng của công trình mới được xem là hoàn thiện.

Tiêu chuẩn bản vẽ móng bè nhà dân

Tiêu chuẩn cấu tạo, kết cấu móng bè trong bản vẽ

Để có một bóng bè đạt chuẩn vững chắc, cần phải có bê tông lót mỏng, bản móng được trải rộng ở dưới công trình và dầm móng. Khi thiết kế móng bè có 4 dạng cơ bản trong bản vẽ, ứng với từng loại là những tiêu chuẩn khác nhau:

  • Móng bè vòm ngược: dạng móng này là lựa chọn tối ưu nhất với các công trình có yêu cầu chịu độ uốn lớn. Với công trình có quy mô vừa phải, bản vòm có thể lựa chọn cấu tạo gạch đá xây, độ võng vòm f=1/7l ~ 1/10 và bê tông e = (0.032 l + 0.03)m là tiêu chuẩn phù hợp nhất.
  • Móng bè bản phẳng: Thông thường chiều dày của bản tiêu chuẩn là e = (1/6)l, trong khi đó khoảng cách phù hợp giữa các cột l <9m , tiêu chuẩn tải trọng khoảng 1000 tấn trên một cột.
Phân Loại Móng Bè
Phân Loại Móng Bè
  • Móng bè kiểu hộp:
    • Đây là kiểu móng bè tối ưu và phổ thông nhất bởi lẽ nó sở hữu khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó do đó lực được phân bố đều. Do đó, móng bè kiểu hộp sẽ rất phù hợp cho nhà 2 tầng trở lên, những ngôi nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều (lún lệch).
    • Tuy nhiên, điểm trừ duy nhất của loại móng này là có trọng lượng khá nhẹ mặc dù có độ cứng tốt nhưng lại rất phức tạp nên cần sử dụng nhiều thép hơn.
  • Móng bè kiểu sườn:
    • Móng bè kiểu sườn được chia làm hai loại theo hình thức cấu tạo:
      • Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gia tăng).
      • Sườn nằm trên bản.
    • Khi lựa chọn kiểu móng sườn thông số tiêu chuẩn cần phải tuân thủ là e = (1/8)l ~ (1/10) , trong khi khoảng cách tiêu chuẩn giữa các cột là l >9m.

.

Tiêu Chuẩn Bản Vẽ Móng Bè
Tiêu Chuẩn Bản Vẽ Móng Bè

Tiêu chuẩn về kích thước

Kích thước của móng bè phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Lớp đúc bê tông sàn cần dày 10 cm.
  • Chiều cao bản móng bê tông cần đạt tầm 3200 mm.
  • Kích thước dầm móng đạt tiêu chuẩn là 300×700 mm.

Tiêu chuẩn vật liệu khi thực hiện làm móng bè

Thép bản móng tiêu chuẩn sử dụng 2 lớp thép phi 12a200. Thép dầm móng tiêu chuẩn sử dụng loại thép dọc 6 phi (20-22), thép đai phi 8a150 mới đảm bảo được an toàn cho toàn bộ công trình.

Lưu ý khi thực hiện thi công móng bè

Lưu ý Khi Thi Công Móng Bè
Lưu ý Khi Thi Công Móng Bè
  • Không phải công trình nào cũng có thể sử dụng móng bè, do đó tùy vào công trình mà lựa chọn sử dụng móng phù hợp. Khi thi công móng bè cần lưu ý đến khâu giám sát bảo quản móng. Cần điều chỉnh độ lún phù hợp bởi nếu độ lún không đều sẽ dễ khiến cho chiều dày móng bè thay đổi, ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
  • Phải phun nước thường xuyên ngay sau khi đổ bê tông để tạo độ ẩm nhất định, để móng không bị cứng quá. Tránh cho việc mưa lâu ngày thấm nhiều ngày sẽ gây ra hiện tượng xi măng bị chết. Ngoài ra, cũng cần tránh nắng, không để nắng quá gắt chiếu trực tiếp sẽ làm rạn mặt bê tông.
  • Giám sát chặt chẽ thời gian bảo quản bê tông để kiểm tra chất lượng, nhất là 1 đến 2 ngày sau khi mới đổ bê tông. Chắc chắn rằng cho việc bê tông đã thật sự kết dính và an toàn không bị lún hay rỗng.
  • Cần kiểm tra cần thận đất nền khi làm móng bè bởi không được phép có nguy cơ sụt lún mặc dù thiết kế móng bè trên đất nền yếu là thích hợp nhất. Sau khi thi công, cần phải điều chỉnh độ lún có đều hay không, nếu không bề dày của móng sẽ bị mất cân đối. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công đoạn thi công hoàn thiện sau này.
  • Cuối cùng, cần chú ý đến việc sắp xếp bố trí khoảng cách các cọc thích hợp với yêu cầu loại công trình bởi cọc là điểm quan trọng để truyền trọng tải cho công trình. Để có thể tận dụng được tối đa việc giảm trọng lực trong bè được tối ưu và an toàn nhất.

Giới thiệu một vài loại móng phổ biến trên thị trường hiện nay

Móng đơn

Móng đơn là một loại móng đỡ chịu lực cho công trình có cấu tạo một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau. Loại móng này được sử dụng phổ biến trong các công trình nhà cấp 1, nhà 2 tầng, 3 tầng,… với nền đất cứng.

Ưu điểm

Móng đơn được dùng trong các công trình nhỏ lẻ và tiết kiệm chi phí nhất trong tất cả các loại móng.

Nhược điểm

Móng đơn thường được dùng trong nhà dân dụng, nhà công nghiệp,.. khi gặp phải trường hợp chịu trọng tải lớn cần mở rộng đáy móng thì ta sẽ phải tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng.

Móng băng

Móng băng là loại móng chạy dọc suốt bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Có tác dụng chủ yếu là đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới. Móng băng dưới cột gọi là dầm. Dầm có thể có sườn trên hoặc sườn dưới.

Ưu điểm

  • Giảm được áp lực cho đáy móng.
  • Móng sẽ lún đều do đó tránh được hiện tượng lún giữa các cột.

Nhược điểm

  • Chỉ thường sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ do sức chịu tải của nền móng không cao.
  • Nếu như mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công sẽ tương đối phức tạp do phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ khi thi công.

Móng cọc

Đây là loại móng được sử dụng nhiều trong các công trình có trọng tải lớn hay được xây dựng trên nền đất yếu. Được chia thành 2 loại: móng cọc chống và móng cọc ma sát.

Ưu điểm

  • Giảm được khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông 30-40% do vậy mà giá thành sẽ được hạ tới 35%.
  • Tuổi thọ công trình cao.

Nhược điểm

  • Chiều sâu thi công chỉ đạt ở mức trung bình từ 10-60m.
  • Sử dụng công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình, thông thường từ 40T-400T/1 cọc.

Đơn vị thi công móng bè uy tín tại Đà Nẵng

STT Tên công ty Thông tin liên hệ
1 DANA SUN – Đơn vị ép cọc bê tông uy tín tại Đà Nẵng
  • Địa chỉ: 180 Trần Văn Trà, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0932 444 348
  • Email: [email protected]
  • Website: https://danasun.vn/
2 HỒNG PHÁT – Ép cọc bê tông tại Đà Nẵng
  • Địa chỉ: 183 – 185 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 093 507 04 93
  • Email: [email protected]
  • Fanpage: https://www.facebook.com/epcocHongPhat/
  • Website: https://mongcocmientrung.vn/
3 NGUYỄN CÔNG HẠNH – Ép cọc bê tông tại Đà Nẵng giá rẻ
  • Địa chỉ: 03 Bàu Gia Thượng 4, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 02363.601.016 – 0935.001.016
  • Website: https://sites.google.com/site/congtytnhhmtvnguyenconghanh/
4 HOÀ TÍN – Ép cọc bê tông Đà Nẵng chất lượng
  • Địa chỉ: thôn Nam Sơn, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
  • Số điện thoại: 0911 400 355 – 0911 559 302
  • Website: https://www.epcocbetonghoatin.com/
5 PHƯƠNG LÊ TRẦN – Ép cọc bê tông tại Đà Nẵng chuyên nghiệp
  • Địa chỉ: Lô 01 khu B2.2, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0905 488 028
  • Website: https://epcularsendanang.com/

Móng nhà là nền tảng vững chắc cho cả công trình xây dựng, do đó nó đóng vai trò thiết yếu và vô cùng quan trọng. Cần xem xét và lựa chọn móng chính xác để có một công trình hoàn hảo. Trên đây là những thông tin chi tiết về móng bè, các tiêu chuẩn bản vẽ móng bè đạt chuẩn mà CityA Homes đã tổng kết được. Chúc bạn sẽ có những công trình hoàn hảo.

Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:

  • Hotline: 0905 389 389
  • Email: [email protected]

CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *