Nhà khung thép hay còn được gọi là nhà tiền chế đang là xu hướng được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn. Hãy cùng CityA Homes tìm hiểu ngay những thông tin và mẫu thiết kế nhà khung thép dân dụng.

Nhà khung thép là gì?
Nhà thép là loại nhà được xây dựng chủ yếu với kết cấu bằng thép để làm cột, sàn và khung nhà. Nhà khung thép thìcó 3 loại nhà xưởng công nghiệp, nhà khung sắt thương mại và nhà khung thép dân dụng.
Bạn sẽ dễ bắt gặp nhà khung thép đẹp nhưng ít khi để ý như các quán cafe, nhà xưởng hoặc là các cửa hàng buôn bán, gara xe,… tất cả những kiểu xây dựng này đều chính là nhà khung sắt tiền chế với vẻ ngoài mang tính thẩm mỹ cao, còn bên trong rất kiên cố vì những trụ đứng đều được làm bằng thép kiên cố. Đối với quán cafe thì kiểu nhà này được trang trí vô cùng chỉnh chu, sang trọng và mang phong cách riêng biệt để thu hút khách hàng đến quán.
Nhà bê tông cốt thép là kiểu nhà thông thường sử dụng kết cấu bê tông cốt thép làm khung chịu lực chính cho công trình xây dựng.
Nhà khung thép có từ bao giờ?
- Năm 1793: Nhà máy của William Strutt ở Derby (Anh) đã dùng kim loại bọc các cột gỗ để giảm nguy cơ hỏa hoạn trong các nhà máy mới. Đây là lần đầu tiên vật liệu thép được biết đến.
- Năm 1797: Công trình đầu tiên hoàn toàn xây dựng bằng khung thép ra đời, đó là nhà máy Ditherington Flax Mill ở Shrewsbury (Anh) của KTS Charles Bage. Mặc dù chỉ cao bằng ngôi nhà 5 tầng hiện nay nhưng công trình này được gắn với biệt danh rất khó quên là “ ông nội của nhà chọc trời”.
- Năm 1891: Công trình Wainwringht ở St Louis Missouri, một trong những tòa nhà chọc trời đầu tiên của thế giới được thiết kế theo phong cách Palazzo bởi Dankmar Adler và Louis Sulivan đã trở thành một trong những công trình đầu tiên tại Mỹ sử dụng tất cả các khung chịu lực bằng thép.
- Năm 1909, công ty Metropolian Life Insurance ở Manhattan, New York (Mỹ) với chiều cao 213 cm, cao nhất thế giới.
- ăm 1909- 1913: “Napoleon Lebrun và các con” đã sử dụng một hệ thống khung thép đặc biệt để chịu được tải trọng gió.
Những năm 1960: Chứng kiến một sự bùng nổ thật sự trong xây nhà ở bằng khung thép ở Úc, một thợ xây dựng người Mỹ ở Gold Coát đã xây dựng 50 ngôi nhà thép tiền chế. - Năm 1968: “ Kỷ nguyên mới “ đầu tiên của những ngôi nhà khung thép, được xây dựng bằng thép mạ kẽm 1,2m ở Sydney.
- Năm 2012: Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 với mức sản xuất và tiêu thụ thép.
Cấu tạo chính của nhà khung thép
- Móng nhà: Đổ móng cốc tại những vị trí chân cột. Đổ giằng bê tông cốt thép với kích thước 300x300mm dựa theo chu vi nhà.
- Cột nhà: Được làm bởi thép C theo mẫu đặt hàng riêng cho nhà lắp ghép để lắp tấm tôn xốp.
- Vì kèo nhà: Sử dụng thép hộp V và được liên kết với cột bằng bulong bản mã.
- Xà gồ mái nhà: Được dùng thép hộp mạ kẽm.
- Nhà thép dân dụng: Lắp ghép và sơn chống gỉ, khách hàng có thể sơn màu hoặc mạ kẽm lạnh, điện phân hoặc là mạ nhúng nóng tùy yêu cầu của các khách hàng.
- Mái nhà thép: Sử dụng tôn lợp mái (Tôn + PU + PP) hoặc là (Tôn + xốp + Tôn), cách âm và cách nhiệt.
- Nhà thép: Thường sử dụng tấm sàn bê tông cốt thép hoặc là ceamboad, các tấm ván gỗ công nghiệp. Mặt sàn khi được hoàn thiện thì có thể tấm thảm trải sàn PVC, sàn cao su hoặc là sàn gỗ công nhiệp…
- Hệ thống cầu thang: Sử dụng bằng thép hoặc gỗ khi kết nối hai tầng nhà đảm bảo di chuyển thuận tiện.
- Vách bao che xung quanh và vách ngăn phòng: Sử dụng (tôn + xốp + tôn) cách âm và cách nhiệt. Chiều dày sản phẩm từ 50mm đến 100mm.
- Cửa đi, cửa sổ: Cửa nhôm kính hoặc cửa nhựa lõi thép gia cường.
- Trần khung nhà thép: Dùng trần nhựa hoặc là bằng thạch cao tùy theo yêu cầu của khách hàng.
- Bu lông liên kết với dầm móng – khung nhà – diềm mái, ốp nóc, ống thoát nước mưa, ống nhựa PVC D76.
Phân loại nhà khung thép tiền chế
Hiện nay có 2 kiểu khung nhà thép tiền chế dân dụng rất thịnh hành, đó là:
Nhà khung thép kết hợp với sàn bê tông nhẹ và tấm tường panel
Kết cấu nhà này được sử dụng 100% vật liệu đúc sẵn và tiết kiệm tối đa thời gian thi công và giảm nhẹ trọng tải công trình đáng kể.
Nhà sắt tiền chế thì kết hợp sàn bê tông nhẹ và xây tường gạch
Với kết hợp này cũng giúp bạn rút ngắn thời gian thi công nhưng so với loại nhà thứ nhất thì không bằng. Xét về tổng thể trọng tải công trình cũng không giảm nhẹ được bao nhiêu.
Do đó, dù vẫn có gia chủ chọn kiểu nhà thứ 2 nhưng đa số thì các chủ đầu tư và chủ công trình thường lựa chọn kiểu dựng nhà kết hợp sàn bê tông và tấm tường panel.

Ưu nhược điểm của nhà khung thép
Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí
Vấn đề kinh phí lúc nào cũng là một yếu tố quyết định quan trọng trong mọi việc. Nhà khung thép luôn có chi phí xây dựng thấp hơn rất nhiều so với nhà bê tông cốt thép kiên cố. Chính vì vậy, nhà khung thép được khá nhiều đối tượng thích để xây dựng kinh doanh cafe hay shop thời trang,…
Thời gian thi công nhanh
Thời gian xây dựng của một ngôi nhà bình thường từ 3 đến 4 tháng nhưng đối với nhà khung thép thì thời gian này rút ngắn gần như được là gấp đôi. Việc này sẽ tốt cho chủ sở hữu vì khi xây dựng một ngôi nhà chủ sở hữu phải mướn nhà ở thuê cho đến khi nhà mình xây xong và điều này giảm được chi phí thuê mướn nhiều cho gia chủ.
Kết cấu gọn
Độ gọn nhẹ của nhà hơn rất nhiều nhà betong cốt thép. Khi ở trong nhà thì bạn luôn có cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu hơn rất nhiều so với nhà thông thường.
Khả năng tạo hình đỉnh cao
Khi bạn sử dụng nhà khung thép bạn có thể tự thiết kế cho mình một căn nhà như mong muốn của bạn. Nhà loại này sở hữu độ bền cao hơn rất nhiều so với chất liệu gỗ và betong ở độ bẻ cong khung nhà.
Chi phí sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thấp
Với sự phát triển của công nghệ và vì tính chất lắp ghép theo module có quy chuẩn nên giải pháp thay thế sửa chữa những thành phần trong công trình cũng có giá thành rất hợp lý.
Sự linh hoạt và tiện lợi khi bạn muốn cơi nới công trình
Bạn dễ dàng thay đổi khung chiều ngang của ngôi nhà, tái sử dụng, di dời và sửa chữa một cách nhanh chóng nhất. Không tốn quá nhiều thời gian của bạn.
Tính thẩm mỹ
Những công trình sử dụng kim loại làm kết cấu cho một cảm giác rất hiện đại, mới mẻ. Nếu bạn đã chán ngấy với những công trình giống hệt nhau, nhà ta giống với nhà hàng xóm, muốn tìm kiếm một cách tiếp cận mới cho căn nhà của mình thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời.
Thép chống chịu với nước tốt hơn gỗ, vì nó không bị thối rữa
Thép có khả năng chống nấm cao. Nên sâu mọt và mối mọt không phải là một vấn đề đối với nhà thép tiền chế dân dụng. Nhà khung thép có khả năng cách nước tốt do sử dụng hế thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái.
Thu lôi hiệu quả
Các tấm khung thép được nối đất trực tiếp xuống đất – do đó chúng là các cột thu lôi hiệu quả cao để tiêu tán các tia sét xuống đất.
Khả năng chịu lực cao
Nhà khung thép tiền chế có khả năng chịu lực với mọi tải trọng, độ bền cao
Thép có khả năng chống nấm cao hơn nữa Thép chống chịu với nước tốt hơn gỗ, vì nó không bị thối rữa
Nhà thép tiền chế dân dụng có thể tái sử dụng.
Nhà thép tiền chế dân dụng có thể tái sử dụng đối với khung thép khi cần tháo bỏ thay thế và di chuyển đến vị trí khác dễ dàng.
Xây dựng không gian kinh doanh nhanh chóng
Chi phí thấp và thời gian thi công nhanh mà tính thẩm mỹ lại cao. Điều này sẽ đem đến cho giới kinh doanh những ý tưởng mới lạ như: kinh doanh cafe, bãi đỗ xe hoặc là nhà xưởng cho thuê,… Loại nhà sở hữu khả năng chống ẩm mốc cao vì nhà toàn bằng khung thép nối với mái đứng, tạo nên hệ thống thoát nước trên mái tuyệt vời.
Nhược điểm
Dễ dàng bị ăn mòn với thời tiết nóng ẩm
Với môi trường ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là ở một số nơi môi trường bị xâm thực thì sẽ xảy ra hiện tượng thép bị gỉ dẫn đến việc bào mòn, phá hoại công trình. Do đó, khung thép đúc sẵn thường được sơn một lớp bên ngoài để bảo vệ thép dưới các ảnh hưởng của thời tiết.
Khả năng chịu lửa thấp
Thép ở nhiệt độ khoảng 500 tới 600 độ C thì nó sẽ chuyển sang dạng dẻo và mất đi khả năng chịu lực dẫn tới kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Kết cấu thép sẽ có độ chịu lửa thấp hơn cả độ chịu lửa của kết cấu gỗ dán.
Để khắc phục nhược điểm này, thép đã được nhà sản xuất phủ thêm lớp vật liệu chống cháy để cải thiện khả năng chịu lực của nhà tiền chế.
Độ bền tương đối
Nhà khung thép giải quyết nhiều vấn đề như giảm tải trọng, chi phí và cả thời gian thi công. Tuy nhiên, công trình nhà khung thép giá rẻ có độ bền và đồ vững chắc kém hơn so với nhà bê tông.
Phải dùng các công cụ đặc thù để bảo trì
Độ bền đảm bảo, tuy nhiên thì chi phí bảo dưỡng và tăng khả năng chịu lửa, khả năng chống gỉ cho thép tương đối cao. Do đó, các công trình nhà ở dân dụng ít thích hợp với việc xây dựng nhà khung thép.
Tại sao nên xây dựng nhà tiền chế?
Mang đến không gian rộng rãi
Việc xây dựng nhà ở bằng kết cấu thép sẽ được ưa chuộng hơn so với loại hình bê tông cốt thép do chất liệu của chúng sẽ tiết kiệm diện tích không gian lên đến 20%. Bởi vì loại hình xây dựng này đã hỗ trợ loại bỏ được những phần diện tích của cột bê tông, nên nó sẽ hỗ trợ giúp gia tăng diện tích công trình hiệu quả.
Nâng cao chất lượng công trình bền vững
Khi quyết định lựa chọn xây dựng thì mọi người hoàn toàn yên tâm về mặt chất lượng. Bởi vì những khung sắt được lựa chọn đều đảm bảo độ chắc chắn, bền bỉ và không hoen gỉ để mang đến kết cấu công trình kiên cố và vững chắc nhất.
Hỗ trợ tiết kiệm tối đa
Nếu lựa chọn nhà khung thép thì mọi vấn đề này sẽ được khắc phục các vấn đề từ thời gian, nhân công và chi phí một cách tối đa và hoàn thành dễ dàng hơn. Bởi vì phần khung sắt là phần được đánh giá quan trọng nhất, sau khi làm xong chỉ cần lắp ghép các vật liệu lại với nhau là hoàn thành công trình một cách nhanh chóng.
Dễ dàng tái sử dụng
Một trong những điểm đặc biệt của nhà tiền chế là có thể tái sử dụng được rất nhiều lần. Trong trường hợp muốn sửa chữa hoặc là thay đổi cấu trúc thì sẽ dễ dàng tháo lắp đơn giản và tiện lợi mà nhà bê tông cốt thép mà khó có thể làm được.
Bạn cũng có thể bán thanh lý với mức giá khá hấp dẫn. Đặc biệt, tại các thành phố lớn thì đây sẽ là sự lựa chọn hợp lý, trong trường hợp phải giải tỏa mặt bằng có thể di dời hay thanh lý một cách dễ dàng mà không lo lỗ vốn.

Kết cấu của nhà khung thép 2 tầng
Phần khung thép: được chế tạo sẵn từ nhà máy theo đúng bản vẽ của thiết kế sau đó vận chuyển tới địa điểm thi công để lắp ráp.
Mái nhà khung thép: thồng thường sử dụng tôn lợp mái là tôn cách nhiệt, tôn cách âm,…
Sàn nhà: tùy vào từng thiết kế và điều kiện knh tế khác nhau mà sàn nhà được cấu tạo từ các tấm bê tông cốt thép, giữa 2 tầng là tấm cách nhiệt hay sử dụng các loại ván gỗ công nghiệp, Ceamboad,…
Vách ngăn xung quanh: sử dụng tôn và xốp để cách nhiệt và cách âm với chiều dày cho phép từ 50 mm – 100mm.
Hệ thống các cửa chính và cửa phụ, cửa sổ: lựa chọn loại cửa phù hợp như cửa khung nhôm hoặc cửa nhựa lõi thép.
Trần nhà khung thép 2 tầng: có thể sử dụng trần thạch cao hoặc trần nhựa,…các bulong kết nối dầm móng – khung nhà với diềm mái, hệ thống ống nước, đường thoát nước, ống nhựa,…
Những cách thi công nhà khung thép 2 tầng nhanh và hiệu quả
Mọi thứ được làm sẵn
Nhà khung thép thường được sản xuất sẵn tại nhà máy, chr việc mang đến công trình lắp ráp bên cạnh đó còn kết hợp sàn bê tông nhẹ và tấm tường panel. Kết cấu nhà này sử dụng 100% vật liệu đúc sẵn, tiết kiệm tối đa thời gian thi công và giảm nhẹ trọng tải công trình đáng kể.
Vẫn sử dụng tường gạch
Chỉ sử dụng khung thép phần mái bên cạnh đó kết hợp sàn bê tông nhẹ và xây tường gạch. Cách kết hợp này cũng giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng so với loại nhà thứ nhất thì không thể bằng. Xét về tổng thể trọng tải công trình cũng không giảm nhẹ được mấy.
Ngoài ra đối với nhà khung thép có tải trọng nhẹ bạn hoàn toàn có thể lắp dựng nhà khung thép trên nền đất hoặc nền cát. Đối với nhà khung thép 2 tầng trở lên thì phải được lắp dựng trên nền bê tông để đảm bảo an toàn.
Quy trình xây dựng nhà khung thép
Nhà sắt có quy trình xây dựng tương đối đơn giản với thời gian ngắn và chi phí thấp. Dưới đây là quy trình làm nhà khung thép hoàn chỉnh.
Xin giấy phép xây dựng
Nhà khung thép được nhà nước đưa vào loại hình là nhà tiến chế, khi xin giấy phép xây dựng bạn cần chú ý là xin xây dựng nhà tiền chế. Bên cạnh đó, nên lưu ý những điểm sau: Nhà không nằm trong khu bị ngập lụt hoặc là bị sạt lở hay là những khu đất không dành cho chức năng để ở tùy từng quy hoạch của các khu vực, trước khi xây dựng thì phải đảm bảo các chỉ giới đường đỏ và đảm bảo về khu vực an toàn xây dựng.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng của một nhà xưởng công nghiệp gồm:
- Đơn xin đề nghị được cấp giấy phép xây dựng
- Bản vẽ xin giấy phép xây dựng
- Bản sao của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Quyết định nhằm phê duyệt các đánh giá tác động môi trường
- Giấy đăng ký kinh doanh đến từ đơn vị tư vấn thiết kế
- Chứng chỉ hành nghề của đơn vị xây dựng
- Văn bản phê duyệt các biện pháp thi công của chủ đầu tư nhằm đảm bảo an toàn
Thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế dân dụng
Theo các chuyên gia thiết kế bản vẽ và xây dựng thì trước hết cần phải lưu ý từ khi lập bản vẽ nhà khung thép dân dụng cho dự án của mình. Thông thường bản vẽ thiết kế bao gồm các bản vẽ phần kiến trúc, phần kết cấu và bản vẽ điện nước.
- Trước hết cần bố trí mặt bằng sao cho phù hợp với sơ đồ hiện tại cũng như đồng bộ khung thép, để có những kế hoạch mở rộng hệ thống kèo thép trong tương lai.
- Lên phương án thiết kế cụ thể về kết cấu chính sao cho khung thép có khả năng chịu lực tốt nhất.
- Dù thiết kế theo yêu cầu của chủ nhà, nhưng phải đảm bảo tài liệu sử dụng thiết kế nhà thép tiền chế, bản vẽ thi công có đầy đủ các yếu tố và thông số kỹ thuật.
- Các loại vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phải phù hợp với các tiêu chuẩn áp dụng, cũng như tiết kiệm được tối đa chi phí cho chủ đầu tư.
- Để mang lại sự an toàn cho nhà thép tiền chế dân dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng cho nhà khung thép tiền chế.
Gia công cấu kiện
Gia công các cấu kiện thép như cột, dầm, sàn deck, xà gồ… tại nhà xưởng. Quy trình gồm tiến hành cắt tấm thép, gia công bản mã đục lỗ liên kết, đưa vào máy ráp để thành cấu kiện hoàn chỉnh nhờ các mối hàn tạm. Việc hàn nắn bằng động cơ thủy lực nhằm kết nối cấu kiện thành một khối thống nhất, sau đó ráp bản mà, vệ sinh và sơn.
Thi công phần móng
Xây nhà khung thép phải làm móng trước rồi mới xây lên. Riêng đối với nhà khung thép thì móng đổ bê tông còn phải kèm theo bulong để gắn ghép dựng khung nhà xây dựng cho lên cao thêm.
Dựng khung và lắp đặt hệ thống bao che
Cùng lúc hoàn thiện phần móng với các bulong ở dưới thì ta sẽ bắt đầu dựng những khung thép vững chắc nên đã được chuẩn bị từ trước để ta tạo thành khung nhà theo như bản vẽ. Sau khi hoàn thành khung nhà thì cần lắp các thiết bị và hệ thống bao che lại với khung bằng bulong với cường độ bền cao.
Lắp đặt hệ thống điện nước và hoàn thiện cơ bản của ngôi nhà
Lắp đặt các hệ thống bao che thì căn bản đã hoàn thành phần bên ngoài. Tới giai đoạn này thì việc kết nối điện với nước để có thể sử dụng, sau đó ốp, lát gạch hay là kính, các thiết bị vệ sinh hoặc là trang thiết bị nội thất.
Trang trí bên trong lẫn bên ngoài và hoàn thiện ngôi nhà
Bước cuối này vô cùng quan trọng khi quyết định tất cả tính thẩm mỹ của nhà phố khung thép cho nên đa số các chủ sở hữu đều thường rất tập trung cho việc trang trí này.
Kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình.
Việc cuối cùng là nghiệm thu công trình, kiểm tra lại toàn bộ ông trình xem có đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật không để đưa vào hoạt động.
Lưu ý khi thi công xây dựng nhà khung thép
Cấp độ bulong kết cấu
Bulong được dùng để liên kết các cấu kiện trong nhà tiền chế nên vô cùng quan trọng. Khi chọn nguyên liệu cần kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng cũng như là chất lượng của toàn bộ bolon. Nếu chưa có chứng chỉ thì chỉ cần làm thí nghiệm để kiểm tra chất lượng.
Độ chắc chắn gian khóa
Đây được xem là yếu tố cốt lõi và là nền móng trong các kết cấu nhà khung 2 tầng, 3 tầng,.. Chúng cần được đảm bảo được hệ thống dầm kèo và hệ thống cột trong gian khóa phải chắc chắn nhất.
Lực xiết bulong
Cần phải siết chặt các bulông cấp 4.6/S và 8.8/S và nếu cần thì nên sử dụng những tấm đệm để được đảm bảo các mặt tiếp xúc tốt khi liên kết xiết chặt. Đặc biệt, nên tránh xiết căng lại các bulong sẽ đã được xiết căng trước đó và chỉ được xiết căng bulong khi đã căn chỉnh về độ cao và phương vị đạt yêu cầu.
Phương vị của các cấu kiện
Khi dựng nhà bằng khung sắt thì phải kiểm tra phương vị của tất cả các cấu kiện, và đặc biệt là 2 khung dầm kèo đầu hồi và cả khung kèo chính. Vậy, nên là ta cần căn chỉnh phương vị ngay sau khi đã được hoàn thành việc lắp đặt từng phần kết cấu của khung.
Địa hình xây dựng của công trình
Địa hình ảnh hưởng rất lớ đến thời gian thi công cũng như chi phí và chất lượng của công trình. Do đó trong quá trình lên phương án thi công cần phải chú ý đến địa hình công trình nhằm đưa ra các giải pháp thi công kịp thời
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín
Một công trình muốn đẹp và bền vững thì không thể nào thiếu một đơn vị thi công uy tín được. Khi xây nhà thép tiền chế dân dụng đa dạng, phải lựa chọn được nhà thầu thi công uy tín để xây dựng để đảm bảo độ bền chắc của công trình cũng như đảm bảo được giá thi công đúng với giá thị trường.
Lựa chọn vật liệu làm sàn, vách, trần cho nhà lót mái
Nhà khung thép muốn bền chắc thì vật liệu làm tường bao quanh, tường ngăn nội thất và sàn phải đảm bảo được các yêu tố về độ bền chắc, chịu được các yếu tố thời tiết khắc nghiệt, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về khả năng chịu lực.
Giá cả của các vật liệu dùng làm nhà thép tiền chế dân dụng
Tùy vào khả năng kinh tế của gia chủ mà lựa chọn chất lượng thép sao cho phù hợp. Về cơ bản, chi phí xây dựng nhà khung thép dân dụng phụ thuộc vào các yếu tố như diện tích, quy mô, nhân công và giá vật liệu. Nếu muốn xây nhà khung thép giá rẻ, các yếu tố trên phải đảm bảo giá rẻ.
Giá nhà khung thép dân dụng là bao nhiêu?
Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế chỉ từ 1.050.000VNĐ – 2.150.000VNĐ, tùy vào các yêu cầu trong kết cấu. Đơn giá áp dụng cho năm 2021. Lưu ý chi phí chưa bao gồm thuế VAT.
Không chỉ trong các công trình công nghiệp mà cả trong xây dựng nhà ở dân dụng, loại hình xây dựng nhà thép tiền chế đang trở thành một xu hướng xây dựng được ưa chuộng nhất hiện nay. Với giải pháp xây dựng truyền thống, thì đơn giá hoàn thiện có thể giao động từ 4,5 triệu đến 6 triệu/m2. Trong khi đó chi phí xây dựng nhà thép tiền chế chỉ từ 1.050.000VNĐ – 2.150.000VNĐ.
Chi phí xây nhà bằng khung thép 2 tầng là bao nhiêu?
Giá thi công nhà khung thép sẽ được xác định dựa vào những yếu tố sau:
- Diện tích và quy mô nhà
- Vật liệu xây dựng
- Chi phí nhân công
- Máy móc thi công
Đôi lúc thời điểm thi công cũng là một trong các yếu tố quan trọng (Yêu cầu càng gấp thì chi phí càng cao). Bạn cần tính toán kỹ và dự trù một khoản chi phí này vào bảng ước tính giá nhà khung thép. Theo khảo sát, giá xây dựng nhà khung thép 2 tầng trung bình sẽ được chia phụ thuộc theo diện tích như sau:
- Nhà khung thép dân dụng trọn gói: Từ khoảng 3.500.000-4.500.000 đ/m2
- Nhà xưởng, nhà kho có diện tích dưới 1500m2: Từ khoảng 1.500.000 – 2.500.000 đ/m2
- Nhà xưởng sở hữu diện tích 3000 – 10.000m2: Từ khoảng 1.300.000 – 1.800.000 đ/m2
- Nhà xưởng sở hữu diện tích trên 10.000m2: Từ khoảng 1.200.000 – 1.500.000 đ/m2
- Chi phí phần thô: Giá dao động từ 1.200.000 – 2.000.000 đ/m2
- Chi phí hoàn thiện công trình: Giá dao động từ 2.500.000 – 4.500.000 đ/m2

19+ mẫu thiết kế nhà khung thép đẹp, hiện đại và ấn tượng nhất 2021













Các câu hỏi thường gặp khi xây dựng nhà khung thép
Khả năng cách âm cách nhiệt của nhà khung thép có tốt không?
Khả năng cách âm cách nhiệt phụ thuộc vào vật liệu mà bạn chọn và giải pháp của người thiết kế chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào nhà khung thép hay bê tông cốt thép
Vật liệu càng tốt, có nhiều tính năng và cách sắp xếp bố trí thông minh, hợp lý thì độ cách âm cách nhiệt càng tốt.
Hiện nay sự cải tiến về công nghệ, phát triển về ý tưởng và ứng dụng khoa học đã cho ra đời nhiều vật liệu cách nhiệt như túi khí nhôm cách nhiệt, bông thủy tinh (Glasswool), bông khoáng (Rockwool), PU Cách nhiệt, Tôn cách nhiệt (Sandwich)
Tùy vào kích thước nhà, vị trí xây dựng, thời tiết vùng miền, mục đích sử dụng,… mà lựa chọn vật liệu phù hợp với công trình của bạn nhất.
Ngoài ra, cách thiết kế bố trí không gian cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cách âm cách nhiệt trong nhà. Ví dụ hướng đông, tây thì phải có các biện pháp che chắn, bố trí cây xanh để hạn chế bớt lượng bức xạ mặt trời…
Nhà khung thép có bền như nhà bê tông cốt thép hay không?
Đây là điều hiển nhiên, dù có thể chỉ kém một chút so với nhà bê tông cốt thép thông thường, tuy nhiên phần lớn nhà khung thép đều được đánh giá là có độ bền gần như tương đương. Bởi với công nghệ ngày càng tiến bộ, vật liệu xây dựng cũng ngày càng được hoàn thiện hơn.
Độ bền của nhà khung thép 1 hoặc 2 tầng, nhà xưởng, nhà kho có khi lên đến cả một đời người mà không phải sửa chữa gì (tầm 50-80 năm).
Tuổi thọ của nhà khung thép có cao hay không?
Vòng đời 1 dự án nhà khung thép được bắt đầu bằng việc thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành sử dụng và kết thúc bằng nâng cấp hoặc phá bỏ. Trong ngành xây dựng rất khó tính chính xác tuổi thọ công trình.
Thực tế, thường mặc định tuổi thọ các công trình đặc biệt (như Lăng Bác) là trên 100 năm, công trình bê tông cốt thép, nhà khung thép kiên cố là trên 70 năm, nhà xưởng công nghiệp vòng đời diễn ra từ 7 tới 10 năm .
Nhiều nhà thép cao tầng trên thế giới có tuổi thọ hàng thập kỷ như:
- Empire State Building new York xây dựng năm 1931 với 102 tầng cao 381m.
- Sears Tower Chicago xây dựng năm 1974 với 110 tầng cao 442m.
- Aon Centre Chicago xây dựng năm 1973 với 83 tầng cao 346m.
- Williams Tower dựng năm 1973 với 108 tầng cao 442m.
Khi nào nên xây dựng nhà khung thép?
Thông thường, nhà khung thép giúp bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến tải trọng (nếu nhà bạn nằm trên một nền đất yếu), chi phí và thời gian thi công so với nhà bê tông truyền thống.
Tuy nhiên công trình nhà khung thép có độ bền kém hơn nhà bê tông truyền thống (một chút), vì vậy tùy vào sở thích, nhu cầu, cũng như kinh phí của gia chủ để lựa chọn phương án xây dựng phù hợp.
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về nhà khung thép mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết này CityA Homes đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần tiết nhất dành cho bạn.
Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:
- Hotline: 0905 389 389
- Email: cityahomes.vn@gmail.com
CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!