Nhà lắp ghép có lẽ không phải là khái niệm quá phổ biến tại Việt Nam. Thế nhưng những năm gần đây, nhà ghép đang dần dần được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi, nhanh chóng, cũng như giúp người dùng tiết kiệm được một chi phí lớn. Nếu bạn còn đang nghi ngờ về những điều này, hãy đọc hết bài viết sau nhé!

Nhà ở lắp ghép là gì?
Nhà lắp ghép nhanh
Nhà lắp ghép là nhà được làm từ các loại vật liệu nhẹ như thép nhẹ, các loại vật liệu cách âm, cách nhiệt tốt, nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Đối với các nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau thì sẽ có những thiết kế mặt bằng khách nhau. Do đó, nhà lắp ráp cũng sẽ được thiết kế theo quy cách riêng tại nhà máy sản xuất.
Nhà lắp ghép dân dụng panel
Đây cũng là nhà lắp ghép và được xây dựng từ các tấm panel (bông thủy tinh, EPS, PU) chất lượng. Những tấm panel này rất kiên cố lại có màu sắc đẹp, nên nhà dân dụng panel sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, cùng độ bền chắc. Đây là kiểu nhà lắp ghép giá rẻ phù hợp với các công trình như nhà ở dân dụng, nhà ở cho công nhân, nhà trọ, phòng lạnh, khu biệt thự resort, nhà xưởng, nhà kho, cửa hàng, siêu thị, phòng khám, nhà hàng…

Cấu tạo cơ bản của nhà lắp ghép vật liệu nhẹ
Cấu tạo của nhà lắp ghép giá rẻ thường khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo, cụ thể:
- Bộ khung được làm từ 2 thành phần chính là thép CT3 và mạ kẽm, bao gồm kèo, cột, xà gồ.
- Tấm che vách ngăn được làm từ hai mặt bằng tôn. Ở giữa hai tấm tôn là lớp PU hoặc xốp với độ dày 50-100mm, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
- Tấm lợp mái được làm loại từ tôn có độ dày 50-100mm.
- Lắp đặt giằng chống bão để đảm bảo tính bền vững, an toàn tuyệt đối.
- Cửa sổ và cửa chính được làm bằng thép, nhôm hoặc bằng các tấm panel tùy theo yêu cầu khách hàng.
- Có hệ thống dẫn nước như rãnh nước, máng nước để dẫn nước từ trên mái xuống khi trời mưa.
Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép dân dụng
Về ưu điểm
- Thời gian thi công, dựng nhà ghép nhanh hơn nhiều so với nhà gạch thường.
- Ít tốn ít nhân công, không sử dụng quá nhiều máy móc nên sẽ tiết kiệm được các chi phí liên quan.
- Không giống như nhà gạch, nhà lắp ráp hoàn toàn có thể xây dựng tại những khu vực có địa hình phức tạp như đồi núi, hay điều kiện khí hậu thời tiết khó khăn.
- Có khả năng cách nhiệt và cách âm tương đối tốt nhờ việc sử dụng các loại vật liệu nhẹ hiện đại.
- Việc bảo trì, nâng cấp, mở rộng được thực hiện dễ dàng. Hơn nữa còn có thể tái sử dụng.
- Sử dụng các loại vật liệu xây dựng có thể tái chế nên thân thiện với môi trường.
- Việc xây dựng, thi công sẽ đơn giản hơn nhiều vì không cần làm hệ thống móng phức tạp.

Về nhược điểm
Không vững vàng, bền chắc như nhà bê tông
Vì được láp ghép từ vật liệu nhẹ nên sẽ không có sự vững chắc như gạch hay bê tông. Do đó, nhà lắp ráp dù có bộ khung thếp nhưng cũng sẽ khó có thể trụ vững qua những cơn bão hay những vòi rồng dữ dội. Vậy nên, cần có sự xem xét về vị trí xây dựng nhà lắp ráp giá rẻ. Xem liệu nơi đó có thường xuyên phải chịu tác động mạnh từ thiên nhiên hay không.
Tuy nhiên hiện nay đã có kiểu xây nhà lắp ghép bằng vật liệu bê tông nhẹ. Giải pháp này là bước đột phá giúp nhà lắp ghép được vững vàng, có độ bền lâu hơn (tất nhiên là vẫn không bằng nhà gạch hay bê tông cốt thép) nhưng vẫn đảo bảo tính tiết kiệm chi phí so với nhà bê tông cốt thép.
Để thi công cần một có một diện tích rộng
Để có thể dễ dàng trong việc thi công nhà lắp ghép thì đặc biệt cần có một diện tích rộng dù là sử dụng để làm nhà ở hay nhà hàng, quán ăn. Bên cạnh đó, thường thì nhà lắp ghép sẽ chỉ cao khoảng 2-3 tầng, do vậy sẽ không phù hợp để làm những căn có diện tích nhỏ, đặc biệt là nhà phố.
Ứng dụng của nhà lắp ráp
Nhờ những ưu điểm cỉa mình, mà nhà ghép vật liệu nhẹ chính là giải pháp cho nhiều vấn đề, được ứng dụng trong nhiều trường hợp. Cụ thể:
- Xây dựng văn phòng điều hành ở công trường hay căn phòng công ty.
- Xây dựng như nhà nổi trên mặt hồ hay trên các vùng ngập nước và có nền đất yếu.
- Xây dựng bungalow trong các homestay, resort.
- Xây dựng trường học tại khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi gặp khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu nặng.

Quy trình thi công nhà lắp ghép chuẩn
Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế
Trước khi bắt đầu tiến hành xây nhà, dù là nhà bê tông hay nhà lắp ráp thì chủ nhà cũng nên có ý tưởng về thiết kế ngôi nhà của mình. Bạn cần lên ý tưởng về phong cách căn nhà: hiện đại, đơn giản hay cầu kỳ… Chung quy lại, với ý tưởng cụ thể về căn nhà thì sẽ dễ dàng trao đổi cùng kiến trúc sư, nhà thầu cũng như giúp việc chuẩn bị các vật liệu cần thiết dễ dàng hơn để tiến hành thực hiện.
Bước 2: Thiết kế chi tiết
Sau khi đã có ý tưởng thiết kế, bước thứ hai là nên soạn bản thiết kế chi tiết về căn nhà. Việt có bản thiết kế chi tiết sẽ giúp bạn định hình được căn nhà. Từ đó có thể chuẩn bị những gì để đảm bảo kết cấu cũng như tính thẩm mỹ chung theo bản thiết kế. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc lên bản vẽ thiết kế chi tiết. Bạn có thể tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để có giải pháp tốt nhất.
Bước 3: Lên danh sách chi tiết vật liệu cần thiết và ngân sách tương ứng
Để có thể chi tiết hóa những vật liệu cần thiết, bạn cần tự hỏi mình những vấn đề cơ bản để hình thành nên ngôi nhà như sau:
- Tài chính xây nhà của bạn là bao nhiêu?
- Nền móng có kết cấu ra sao, sẽ được làm từ chất liệu gì?
- Hệ thống điện, nước của ngôi nhà như thế nào để tiện lợi nhất khi sinh hoạt?
- Hệ thống cửa chính, cửa sổ được làm bằng chất liệu gì, cách lắp đặt như thế nào?
- Phần mái che sẽ sử dụng chất liệu gì?
- Hệ thống máng xối dẫn nước như thế nào?
- Đồ dùng nội thất bên trong ra sao?
Sau khi đã tự trả lời được hết những câu hỏi này thì dựa vào đáp án mà lên list nguyên vật liệu rồi tính toán ngân sách phù hợp nhất.
Bước 4: Lựa chọn nhà sản xuất
Sau khi đã có list nguyên vật liệu cơ bản để làm nhà cũng như dự trù ngân sách cho nguyên vật liệu. Tiếp theo bạn cần liên hệ tới các nhà sản xuất vật liệu để tham khảo giá chính xác cũng như biết rõ hơn về chất lượng của sản phẩm. Việc lựa chọn một nhà sản xuất uy tín sẽ đảm bảo được chất lượng cho căn nhà cũng như khắc phục những vấn đề phát sinh trong quá trình lắp đặt.
Bước 5: Lựa chọn nhà thầu thi công
Tiếp theo, bạn cần chọn nhà thầu uy tín để thi công. Thường thì nhiều nhà thầu hiện nay sẽ kiêm luôn khâu sản xuất. Vì vậy, lựa chọn những nhà thầu như vậy sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn thành cũng như tiết kiệm nhân lực và các chi phí khác.
Bước 6: Hoàn thiện phần nội thất
Sau khi phần thô căn nhà đã được hoàn thành thì sẽ cần lắp đặt nội thất bên trong để hoàn chỉnh căn nhà. Hoàn thiện nội thất tức là xem xét cách bố trí bên trong như thế nào, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh sẽ ra sao. Việc sắp xếp đồ dùng bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia như kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất để được tối ưu nhất.
Bước 7: Bàn giao nhà
Sau khi hoàn thiện căn nhà, nhà thầu sẽ bàn giao lại nhà cho bạn theo đúng như các cam kết ban đầu.
Những mẫu nhà lắp ghép đẹp
Nhà di động (mobile home): là kiểu nhà láp ráp giá rẻ thường được gắn thêm bánh xe. Do đó có thể di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác một cách dễ dàng. Đồng thời, loại nhà này cũng có kích thước nhỏ và độ tiện nghi thấp nhất.

Nhà sản xuất (manufactured home): thường được xây dựng theo ba kích thước tiêu chuẩn là đơn, đôi và ba. Kiểu nhà sản xuất sẽ giúp bạn thay đổi nội thất, công năng cũng như cơi nới diện tích dễ dàng.

Nhà mô đun (modular home): là kiểu nhà được lắp ghép và hoàn thiện nguyên khối tại nhà xưởng sản xuất. Sau đó, được đem đến tận nơi bằng xe container và đặt vào đúng vị trí bạn muốn.







Nếu một trung tâm triển lãm quy mô lớn xây dựng theo cách truyền thống sẽ mất thời gian rất lâu nhưng với kiểu nhà lắp ghép công việc trở nên đơn giản và rút ngắn thời gian hoàn thành. Hơn thế nữa, nhà lắp ghép có kiến trúc độc đáo và hiện đại mà kiểu nhà truyền thống khó có thể sở hữu.

Ngôi nhà lắp ghép xây dựng theo phong cách châu âu được nhiều người ưa thích. Sở hữu vẻ đẹp hiện đại, nghệ thuật đây chính là lựa chọn đáng để bạn lưu tâm khi xây dựng công trình cho mình.

Cập nhật giá xây nhà lắp ghép năm 2021?
Hiện nay, giá xây dựng, thi công nhà lắp ghép nằm trong khoảng từ 1,5 triệu /1m2 đến 3 triệu / 1m2. Giá cả xây dựng thường bị ảnh hưởng bởi nhiều có thể kể đến như:
- Giá vật liệu để xây dựng nên nhà lắp ghép.
- Quy mô, diện tích căn nhà, thiết kế và số tầng sẽ xây.
- Vị trí địa hình tị khu vực xây dựng nhà lắp ghép.
- Tổng thời gian để thi công xây dựng.
Theo khảo sát, giá xây dựng nhà bê tông cốt thép dạng nhà ống, nhà cấp 4 hiện nay là từ 4 – 6 triệu /m2. Như vậy, có thể thấy xây dựng nhà lắp ghép sẽ giúp tiết kiệm được 1/2 chi phí so với kiểu nhà thông thường.
Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết. Qua bài viết này có lẽ bạn đã hiểu được lý do vì sao nói xu hướng xây nhà nhà lắp ghép chính là giải pháp cho nhiều vấn đề hiện nay. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới, hãy theo dõi các bài viết khác của CityA Home nhé!
Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:
- Hotline: 0905 389 389
- Email: cityahomes.vn@gmail.com
CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!