Seno là gì? Vai trò của seno trong công trình xây dựng

Đối với hầu hết những người không chuyên về lĩnh vực xây dựng đều không biết đến seno là gì? Tác dụng và độ ảnh hưởng của sê nô trong công trình xây dựng là như thế nào? Hãy cùng CityA Homes để giải đáp cho các bạn mọi thứ về sê nô nhé!

Tìm Hiểu Về Seno
Tìm Hiểu Về Seno

Seno là gì?

Seno có tên tiếng anh là serve được hiểu một cách đơn giản xê nô tương tụ như 1 máng hứng nước do chính mái nhà đổ xuống. Kích thước sê nô được phụ thuộc vào độ dốc, cấu tạo mái thái, lượng mưa, và nó thường có hình dạng chữ U. Với lợi ích mang lại nguồn nước mưa sạch để phục vụ sinh hoạt cho người dân thì vật dụng này luôn được ưa chuộng.

Sê nô hay seno thoát nước mái được làm bằng ống nhựa, tôn hoặc là kẽm, chúng được xây dựng bằng bê tông cốt thép.

Cấu tạo và kích thước của sê nô

Sê nô có thành phần cấu tạo chính thường là ống nhựa hoặc có thể bằng chất liệu tôn. Ngoài ra hiện nay để phục vụ cho nhiều công trình ngoài trời có rất nhiều loại sê nô được sản xuất cấu tạo từ bê tông.

Kích thước của sê nô: Tùy thuộc vào kích thước của phần mái nhà dài rộng bao nhiêu mà kích thước của se nô cũng có sự thay đổi tương ứng. Sê nô được thiêt kế có dạng hình chữ u, độ dốc dao động từ 0,1 – 0,2% và được đặt nghiêng về phía lỗ thoát nước để nước mưa có thể chảy xuống dưới.

Tổ Chức Thoát Nước Cho Mái Và Cấu Tạo Mái Bằng
Tổ Chức Thoát Nước Cho Mái Và Cấu Tạo Mái Bằng

Các loại mái sê nô thông dụng hiện nay

Sê nô có 2 loại phổ biến hiện nay: sê nô âm tường và sê nô lộ tường

Sê nô âm tường

Hãy lựa chọn sản phẩm này nếu bạn xét về mặt thẩm mỹ và tính ưu việt. Sản phẩm này vừa đẹp, bền và không trực tiếp tiếp xúc với nắng mưa.

Sê nô lộ tường

Sản phẩm phù hợp với các thiết kế nhà phố hoặc nhà cao tầng, nhằm giúp thông thoáng giữa các tầng với nhau. Để tăng tính thẩm mỹ, ta nên thiết kế sê nô ra trước mặt tiền của nhà, việc tu sửa sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta nên kết hợp việc quét dầu hắc chống thấm để làm tăng tuổi thọ khi sử dụng.

Phân Loại Seno
Phân Loại Seno

Ưu điểm của seno

Sê nô mái sẽ giúp hứng nước mưa hiệu quả và đặc biệt mạng lại tính thẩm mỹ cao.

Các loại sê nô ẩn máng và ống dẫn bên trong tường thì có vẻ bề ngoài rất khó để phát hiện ra. Điều này giúp ngôi nhà của bạn trông trở nên tinh tế, không tạo cảm giác tồn tại ống thoát nước thô kệch. Sê nô mái được đánh giá độ bền cao, bê tông cốt thép chắc chắn và luôn tốt hơn các tấm kim loại mỏng manh nhiều nên chúng sẽ giảm thiểu được nhiều các sự cố hỏng hóc.

Tổ chức thoát nước cho mái và cấu tạo mái dốc

Lượng mưa trên mái dốc sẽ được thu gom lại về các chi tiết sê nô có cấu tạo từ tôn tráng kẽm để nước chảy xuống các ống thu đứng và thoát ra ngoài.

Mái đua

Cấu tạo khác của mái dốc là mái đua, dùng để bảo vệ tường khỏi bị ẩm ướt, và có thể che nắng che mưa và nhằm tăng tính thẩm mĩ cho cả ngôi nhà.

Cấu Tạo Mái đua Và Tổ Chức Thoát Nước Cho Mái Dốc
Cấu Tạo Mái đua Và Tổ Chức Thoát Nước Cho Mái Dốc

Tùy thuộc vào nhu cầu mà đầu mái đua sẽ được làm thành diềm mái hoặc là sê nô, bên dưới mái đua có thể làm trần. Viên ngói ở diềm mái đua ra khoảng từ 30 đến 50mm, nhằm để nước dễ dàng chảy xuống. Trần mái đua thường được làm bằng trần vôi rơm và có cấu tạo giống như là trần nhà. Tấm diềm mái đua dày khoảng từ 25 đến 30mm và độ cao thường 250mm.

Tường chắn mái

Tường chắn mái là bộ phận gạch cao (tường con kiến) được xây ở mặt ngoài chu vi để che bớt mái. Sê nô nằm phía bên trong tường này được làm bằng tôn chạy dọc theo chân tường chắn mái. Thong thường mặt trong tường chắn mái và sê nô cần trát xi măng theo tỷ lệ 1: 3 và đánh màu.

Cấu Tạo Tường Chắn Mái Cho Mái Dôc
Cấu Tạo Tường Chắn Mái Cho Mái Dôc

Tổ chức thoát nước cho mái và cấu tạo mái bằng

Với nhà mái bằng thì hệ thống thoát nước mưa trên mái có thể được bố trí ở trong hoặc là ở ngoài. Không chỉ vậy, những công trình thi công xây dựng thấp tầng thì khi ở những khu vực nắng nhiều và mưa ít thì có thể cho chảy tự do mà không cần sê nô. Ngược lại, đối với những công trình nhà cao tầng hoặc là mái đua hẹp thì nên phải phải thiết kế sê nô, bởi khi nước mưa trên mái đổ tập trung vào sê nô và sẽ theo đường dẫn chảy thẳng ra ngoài.

Mái đua

Cấu Tạo Mái đua
Cấu Tạo Mái đua

Nếu thiết kế có mái đua kết hợp với sê nô thì sẽ làm nhô ra tường từ 20 – 60cm, mái đua có thể làm bằng bê tông- cốt thép toàn bộ hoặc lắp ghép. Seno có cấu tạo gồm 2 loại:

  • Đước đúc liền với panen làm thành một cấu kiện lớn.
  • Làm thành cấu kiện độc lập.

Máng nước là nơi rất dễ bị dôt, nếu không muốn bị như vậy thì phải thường xuyên chống thấm từ mái cho đến sê nô. Hoặc bạn có thể lát gạch lá nem 1 lớp ở lòng máng thì mặt máng không bị dột và nứt nữa, độ dốc thường tầm 2%.

Tường chắn mái

Nếu thiết kế có tường chắn mái thì nhất định phải sử lý chống thấm nếu không nước mưa từ chỗ giáp tường và mái chảy vào trong nhà. Bạn có thể dùng kiểu mái đua kết hợp với sê nô, chân tường sẽ cần rất nhiều lỗ thoát nước và chỗ tiếp giáp giữa mái và tường phải làm tốt.

Cấu Tạo Mái đua Và Tổ Chức Thoát Nước Cho Mái Bằng
Cấu Tạo Mái đua Và Tổ Chức Thoát Nước Cho Mái Bằng

Tạo ống rút và lưới thu nước

Bởi vì miệng lưới thu và ống giáp nhau với mái cho nên cần phải cẩn thận không có nước chảy vào nhà, để khắc phục điều này thì phải chống thấm một cách thường xuyên và liên tục.

Cấu Tạo Tường Chắn Mái Và Thoát Nước Cho Mái Bằng
Cấu Tạo Tường Chắn Mái Và Thoát Nước Cho Mái Bằng

Lưới thu nước rất đơn giản, nó có thể làm bằng nan thép, hoặc làm bằng gang. Thông thường lưới thu có nắp đậy và làm giống quả cầu để tạo sự rắn chắc cho lưới.

Quy trình tiến hành thi công chống thấm sê nô và kỹ thuật chống thấm

Trước khi thi công chống thấm sê nô cần xử lý bề mặt:

  • Loại bỏ những chướng ngại vật nếu có và thành phần bê tông không đạt chất lượng.
  • Các rãnh nứt được đục mở miệng rồi mài sạch bụi bẩn trong rãnh.
  • Bên trên sê nô, cần phải vệ sinh sạch sẽ, đục lớp vôi vữa cũ.

Kỹ thuật chống thấm sê nô: cần chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu và nhân lực thi công

  • Đội ngũ thi công càn phải có kinh nghiệm, đảm bảo tay nghề, và đặc biệt cần có kỹ năng tốt.
  • Làm sạch sẽ cát
  • Xi măng Portland hay còn gọi là xi mang PC40
  • Máng phủ chống thấm bitum gốc nước có tính đàn hồi cao là: Sikaproof Membrane
  • Nhũ tương cao su tổng hợp với độ chống dính cao chính là phụ gia chống thấm: Sika Latex
  • Máy móc cần thiết và các dụng cụ để thi công bao gồm: máy khoan, máy trộn vữa, bay thép. Chồi mài sắt, đục,…
  • Polyurethane (keo trám nứt gốc)
  • Sika Primer 3: Hợp chất kết nối giữa bề mặt bê tông và Polyurethane
  • Hợp chất bảo dưỡng sau chống thấm Antisol E hoặc Antisol S
Qúa Trình Tiến Hành Chống Thấm Se Nô
Qúa Trình Tiến Hành Chống Thấm Se Nô

Biện pháp tiến hành thi công chống thấm sênô

  1. Pha trộn Sikaproof Membrane với nước theo tỉ lệ 20-50% tùy vào chất lượng và điều kiện ngoại cảnh.
  2. Sau khi có được hỗn hợp Sikaproof Membrane pha với nước ta quét hỗn hợp đó lên sê nô hoặc trần, mái nhà.
  3. Đợi cho lớp đầu tiên quét được khô
  4. Tiếp tục quét 2 đến 3 lớp sau mỗi lớp quét đều cần đợi cho khô rồi mới tiếp tục quét lớp khác. Để đạt hiệu quả chống thấm dột cần có tối thiểu là 3 lớp.
  5. Đợi khô trong vòng 3 tiếng sau khi quét đủ các lớp.
  6. Phủ một lớp SikaLatex cùng vữa hồ lên trên tấm màng Sikaproof
  7. Phun hóa chất bảo dưỡng Antisol E hoặc Antisol S sau khi đã trát vữa xong.

Bảo quản seno mái

Bảo quản xê nô là điều quan trọng và cần thiết, bởi ta cần buộc phải đảm bảo những tiêu chí kỹ thuật như là về vị trí khe lún, vị trí khe co dãn hoặc là vị trí mái thấp, tường trượt trong quá trình kỹ thuật.

Sau khi thi công hoàn chỉnh thì cần chống thấm để đảm bảo sê nô mái bền vững với thời gian. Không chỉ vậy, để có được sê nô mái hoàn hảo thì bạn nên tìm đến các công ty xây dựng uy tín để đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp giúp bạn sở hữu sản phẩm vừa tiện ích vừa thẩm mỹ.

Kinh nghiệm thực tế thi công sê nô

  • Khi khẩu độ mái nhỏ hơn 6m nên sử dụng sê nô rộng hơn 250.
  • Khi khẩu độ mái từ 6 -15m nên sử dụng sê nô rộng hơn 300.
  • Khi khẩu độ mái lớn hơn 15m nên sử dụng sê nô rộng hơn 450.

Lưu ý: Sê nô cần phải đặt dốc đều về miệng thu nước của ống thoát nước, độ dốc thông thường là 0.1 – 0.2%

Đơn vị lắp đặt sê nô uy tín tại Đà Nẵng

STT Tên công ty Thông tin liên hệ
1 Công Ty Dịch Vụ Sửa Chữa Nhà Đà Nẵng Triều Nguyễn
  • Địa chỉ: 09 Chu Huy Mân, Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Website: https://dichvusuanhadanang.com/
  • Điện thoại: 0948942223 – 0934732286
2 Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Vũ Minh Khang
  • Địa chỉ: 48/20 đường Phạm Nhữ Tăng, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0919.39.22.68 _ 05113.700.765
  • Email: vuminhkhang2602@gmail.com
3 Công Ty TNHH MTV Nhất Hùng – Chống Thấm Đà Nẵng
  • Địa chỉ: Lô 78 Lê Thiện Trị, Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0905.601.115 – 0905.630.114
  • Email: nhathungdn15@gmail.com
4 Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Xây Dựng DanaHouse
  • Địa chỉ: 117 Tôn Đản nối dài – Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0905.85.8887 – 0975.233.324
  • Email: danahousecare@gmail.com
  • Website : http://danahousecare.com/
5 Công Ty Chống Thấm OGGI – Chống Thấm Nhà Tại Đà Nẵng
  • Trụ sở: 209 Kinh Dương Vương, Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Văn phòng giao dịch: 88 Lê Văn Hiến, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Hotline: 0914 853 177.

Trên đây là những thông tin về seno mà những không chuyên lĩnh vực cũng nên khi thi công xây dựng công trình nhà ở. Hy vọng qua bài viết này CityA Homes sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về vai trò cũng như công dụng của sê nô.

Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:

  • Hotline: 0905 389 389
  • Email: cityahomes.vn@gmail.com

CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!

5/5 - (2 votes)
0905 389 389