Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, tốc độ đô thị hóa cũng ngày càng cao, các khu công nghiệp các tâm thương mại mọc lên ngày càng nhiều. Kéo theo đó là diện tích đất xây nhà càng ngày càng thu hẹp, do đó các kiến trúc sư thường ưu tiên thiết kế tầng trệt, tầng lầu để tận dụng được tối đa quỹ đất. Vậy tầng trệt là gì? Nó có gì khác với tầng lầu? Hãy cùng CityA Homes tìm hiểu ngay nhé!

Tầng trệt là gì?
- Tầng: mặt phẳng ngang hoặc lớp ngăn chia không gian thành những phần trên dưới khác nhau về độ cao
- Trệt: ở dưới cùng, sát đất
Hiểu một cách đơn giản, tầng trệt là khu vực sát mặt đất nhất của ngôi nhà có từ 2 sàn trở lên. Trong thiết kế nhà ở thì đây là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Tùy vào sở thích cũng như cách sắp xếp của gia chủ mà Những phòng như phòng khách, phòng bếp, phòng ăn cũng thường được bài trí tại đây. Trong thiết kế các tòa nhà cao tầng hiện đại thì nhiều người cho rằng tầng trệt là tầng hầm, nơi dùng để đỗ xe. Lại có người cho rằng tầng trệt là tầng thường được bố trí lễ tân, nơi tiếp đón đầu tiên.
Độ cao của tầng trệt bao nhiêu là hợp lý?

Chiều cao là yếu tố quan trọng đối với thiết kế tầng trệt, nó ảnh hưởng đến toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà. Việc xác định chính xác kích thước ảnh hưởng lớn đến việc bài trí nội thất cũng như không gian sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Do đó cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chiều cao để ngôi nhà được cân đối, đẹp mắt và hợp phong thủy:
- Nếu chiều rộng của lộ giới lớn hơn 20m thì tầng trệt cao tối đa 7m.
- Nếu chiều rộng lộ giới trong khoảng 7m – 12m thì chiều cao tầng trệt chỉ 5,8m.
- Nếu lộ giới có chiều rộng từ 3,5m trở xuống thì chiều cao tiêu chuẩn của tầng trệt chỉ 3,8m.
Mặc dù quy chuẩn của mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau, bên cạch đó cũng tùy thuộc vào lối kiến trúc và sở thích của từng gia chủ thì kích thước sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để giúp ngôi nhà có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng thì chiều cao lý tưởng của tầng trệt được nhiều gia chủ sử dụng là khoảng từ 3,6 – 4,5m. Nếu bạn làm tầng trệt với chiều cao quá đà sẽ làm ngôi nhà mất cân đối và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Phân biệt tầng trệt và lầu

Người ta nói “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”, đúng vậy ngôn ngữ cũa Việt Nam rất đa dạng, và mỗi vùng miền cũng có cách gọi tên khác nhau. Tầng trệt và lầu cũng vậy, mặc dù cùng một nghĩa nhưng 3 miền lại có 3 cách hiểu khác nhau:
Miền Bắc
Ở miền Bắc dùng chữ “Tầng” để đánh số độ cao của ngôi nhà, và tính từ mặt đất trở lên, cụ thể:
Tầng trệt (hay Tầng 1 đều được – nhưng phổ biến vẫn dùng là tầng 1): chính là tầng mặt đất. Sau đó đến tầng 2 tầng 3…
Miền Nam
Ở miền Nam thì lại dùng dùng chữ “Lầu” để đánh số độ cao. “Lầu” bắt nguồn từ chữ “Lâu” trong từ Hán Việt, có nghĩa là rất cao, tầng trên của nhà. Người miền Nam bắt đầu đếm số lầu từ tầng 2 (theo cách gọi của miền Bắc), cụ thể:
- Lầu trệt (thật ra đây chỉ là cách gọi quen miệng, chứ không đúng nghĩa, vì trệt thì không thể cao được)
- Lầu 1 (tương ứng với tầng 2 ở miền Bắc)
- Lầu 2 (tương ứng với tầng 3 ở miền Bắc)
- Lầu 3 (tương ứng với tầng 4 ở miền Bắc)
Miền Trung
Miền Trung xưa nay luôn giao thoa văn hóa khó rạch ròi giữa Bắc và Nam. Nhiều nơi dùng “tầng” và cũng có nơi dùng “lầu” tùy thích. Theo đó:
- Bắc Trung Bộ thường dùng chữ “tầng” như cách gọi của người miền Bắc
- Nam Trung bộ thường dùng chữ “lầu” theo cách gọi của người miền Nam
- Trung Trung Bộ lúc thì “tầng” lúc lại là “lầu”
Cách gọi của nước ngoài
Không chỉ trong nước, ở nước ngoài cách gọi của “tầng” với “lầu” cũng rất khác nhau”
Ở những nước Châu Âu, điển hình là Pháp. Ở đây tầng trệt tiếng anh là Ground Floor. Đây là tầng ngay sát trên mặt đất, tầng này không đánh số hoặc chỉ đánh số 0, tầng kế tiếp mới được tính là tầng 1, tầng 2,…tức là tầng 1 được tính là tầng trên của tầng trệt.
Ở Mỹ và nhiều phần Cannada nói tiếng anh thì tầng trệt là First floor. Tầng ngay trên là tầng 2 (2nd floor), tầng trệt thường được xem là tầng đầu tiên (1st floor) và được đánh số là tầng 1, tầng 2, 3 cứ thế tính lên. Ngoài ra, tầng dưới tầng trệt là tầng hầm được kí hiệu là B (Basement), nếu nhiều tầng hầm thì B1, B2 …cứ từ tầng trệt tính xuống.
Cách gọi trong xây dựng
Những người trong ngành kiến trúc hoặc xây dựng thường ít gọi “tầng trệt”. Họ đơn giản chỉ gọi là “Trệt” hoặc “Nền trệt“. Được hiểu là tầng dưới cùng sát mặt đất
Trong xây dựng, cách phân biệt phụ thuộc vào cách gọi của địa phương dùng từ “lầu” hay “tầng” đều ổn, tuy vậy phải thống nhất xuyên suốt quá trình cho toàn bộ dự án (trong tất cả các văn bản, bản vẽ..) để tránh xảy ra sai lầm đáng tiếc khi thi công.
Phân biệt tầng trệt và tầng lửng
Đặc điểm | Tầng trệt | Tầng lửng |
---|---|---|
Vị trí | Tầng trệt là tầng đầu tiên của ngôi nhà, nằm sát mặt đất. | tầng lửng hay còn gọi là gác xếp được thiết kế giống như một tầng riêng biệt. |
Thiết kế | Là một tầng được tách riêng biệt. | Nằm trung gian giữa 2 tầng với chiều cao trung bình từ 2.2 – 2.5m. |
Chức năng | Nhiều công năng sử dụng: có thể dùng để xe, thiết kế phòng khách, phòng nấu ăn hoặc phòng ngủ… | Thường được tận dụng để làm phòng kho, phòng ngủ. |
Quy cách | Là 1 tầng chính thức trong kết cấu nhà. | Tầng lửng không được tính là 1 tầng chính thức trong thiết kế tổng thể. |
Những lưu ý khi thiết kế tầng trệt
Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt luôn được ưu tiên thiết kế bởi đây là không gian đầu tiên của gia đình. Chính vì vậy việc ưu tiên thiết kế khoa học, thu hút, tiện dụng luôn là điểm mà nhiều gia chủ cũng như kiến trúc sư chú trọng.

Chiều cao của tầng trệt
Chiều cao là yếu tố quan trọng đối với thiết kế tầng trệt, nó ảnh hưởng đến toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà. Việc xác định chính xác kích thước ảnh hưởng lớn đến việc bài trí nội thất cũng như không gian sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Do đó cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chiều cao để ngôi nhà được cân đối, đẹp mắt và hợp phong thủy:
- Nếu chiều rộng của lộ giới lớn hơn 20m thì tầng trệt cao tối đa 7m.
- Nếu chiều rộng lộ giới trong khoảng 7m – 12m thì chiều cao tầng trệt chỉ 5,8m.
- Nếu lộ giới có chiều rộng từ 3,5m trở xuống thì chiều cao tiêu chuẩn của tầng trệt chỉ 3,8m.
Mặc dù quy chuẩn của mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau, bên cạch đó cũng tùy thuộc vào lối kiến trúc và sở thích của từng gia chủ thì kích thước sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để giúp ngôi nhà có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng thì chiều cao lý tưởng của tầng trệt được nhiều gia chủ sử dụng là khoảng từ 3,6 – 4,5m. Nếu bạn làm tầng trệt với chiều cao quá đà sẽ làm ngôi nhà mất cân đối và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Chiều rộng của tầng trệt
Chiều rộng tầng trệt đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết kế nội thất cũng như bài trí không gian sống cho cả nhà. Chính vì vậy nên nó tính toán kỹ hơn để xác định chiều rộng dành cho những công trình phụ, nội thất đồ trang trí…Bởi ngôi nhà có chiều rộng chuẩn mới có thể đón những luồng khí tốt đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy gia chủ nên cân nhắc kỹ về mục đích sử dụng của không gian, lối kiến trúc cũng như bố trí các đồ nội thất hay công năng sử dụng của tầng rệt để các kiến trúc sư có thể biết và đưa ra những phương án phù hợp nhất.
Nội thất phù hợp ở tầng trệt

Tầng trệt là nơi đầu tiên khi bước vào căn nhà, đây là không gian gây ấn tượng mạnh với khách, cũng như làm nổi bật toàn bộ lối kiến trúc cũng như thiết kế của cả ngôi nhà. Do đó thông thường nội thất tầng trệt được gia chủ đầu tư kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bạn nên bài trí nội thất khoa học, tránh sử dụng quá nhiều nội thất. Hơn nữa, kích thước nội thất phải đảm bảo sự phù hợp với tổng thể căn nhà để tạo sự cân bằng.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Đây là tầng thấp nhất nên thường thiếu sáng, vì vậy bạn nên bố trí nhiều cửa kính ở một số vị trí có thể đón nắng để đón được ánh sáng từ bên ngoài, tận dụng ánh sáng tự nhiên. Vừa giúp tiết kiệm điện năng, vừa tạo không gian mở thoáng mát, hòa cùng thiên nhiên cũng như tạo sinh khí cho ngôi nhà. Trong trường hợp các mặt của nhà ở đều tiếp giáp với nhà hàng xóm, bạn có thể tận dụng mặt tiền phía sau hoặc bên hông nhà để lấy ánh sáng tự nhiên và đảm bảo lưu thông không khí trong nhà.
Những mẫu tầng trệt đẹp và độc đáo nhất 2021







Ngày nay, tầng trệt được thiết kế với nhiều mục đích sử dụng phổ biến. Khi diện tích sử dụng bị giới hạn, không được rộng cho lắm thì thiết kế tầng trệt làm chỗ để xe, hay có thể tích hợp với phòng khách, phòng bếp. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể lựa chọn và thiết kế cho mình được một không gian tầng trệt phù hợp với ngôi nhà của mình.
Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:
- Hotline: 0905 389 389
- Email: cityahomes.vn@gmail.com
CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!