Trong rất nhiều bản thiết kế nhà thì thường xuất hiện một kiểu kiến trúc nhà có kiểu dáng độc đáo là nhà có tầng tum. Đây là loại hình hiện rất được nhiều chủ nhà yêu thích và áp dụng để xây dựng cho tổ ấm của mình. Tuy phổ biến, nhưng lại chưa có nhiều người thực sự hiểu rõ về tầng tum. Chính vì vậy, CityA Homes sẽ giới thiệu cho bạn đọc về tầng tum là gì cũng như những quy định về tầng tum hiện nay.

Tầng tum là gì?
Tum nhà là gì luôn là thắc mắc của nhiều người trước khi lên bản vẽ thiết kế cũng như trong quá trình thi công xây dựng nhà ở hiện nay. Vậy thì chính xác tầng tum là gì?
Tầng tum thực tế chính là tầng cuối cùng của một ngôi nhà. Phần này thường được gia chủ kết hợp với phòng ngủ và được sử dụng như là phần che chắn trong cầu thang. Chẳng hạn như là phòng thờ, nhà vệ sinh, hoặc là khu vực phơi quần áo. Ngoài ra, dùng để thiết kế sân thượng đẹp hơn để trồng cây cảnh hoặc là khu vực tắm nắng, nghỉ ngơi…
Tầng tum được thiết kế và xây dựng với mục đích chống nóng, cách nhiệt và tiết kiệm chi phí thi công. Tuy nhiên, tầng tum thường được xây dựng cho ngôi nhà ở nông thôn nhiều hơn là thành thị, nên không phải ai cũng dễ dàng bắt gặp được kiểu nhà này.

Công dụng và chức năng của tầng tum đẹp
Để biết chính xác tầng tum là gì chúng ta cần hiểu rõ về công dụng và chức năng của nó. Tầng tum có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời, CityA Homes xin chỉ ra cho các bạn sau đây:
Công dụng
- Nếu đất xây dựng của bạn có diện tích nhỏ thì lựa chọn xây tầng tum sẽ giúp cho ngôi nhà có thêm diện tích sử dụng.
- Vì vị trí nằm ở tầng trên cùng nên tầng tâm cũng vừa có tác dụng chống nóng cho tầng dưới.
- Nhà phố ở các khu dân cư đông đúc, hoặc thành phố rất hay xây dựng tầng tum ở mặt trước để đón ánh sáng và khí trời mát mẻ.
- Tầng tum giúp tạo cảm giác cho ngôi nhà thêm cao và đẹp hơn.
Ngoài ra, xét về mặt phong thủy thì đối với nhà 2 tầng là số chẵn thì không tốt nên chủ nhà thường lựa chọn xây thêm tầng tum để có thể cân đối về mặt phong thủy, tránh đem lại điều không tốt cho gia đình.
Chức năng
- Việc thiết kế thêm một tum nữa sẽ làm cho ngôi nhà bạn trông bề thế, sang trọng và mới lạ hơn.
- Với những ngôi nhà ống xây trên đất có diện tích nhỏ thì việc làm thêm một tum giúp gia tăng công năng sử dụng cho ngôi nhà mà không làm tăng chi phí.
- Chủ nhà dễ dàng bố trí phòng ngủ, phòng thờ, phòng vệ sinh, hoặc làm sân phơi quần áo, sân trồng cây cảnh.
- Khoảng không gian của tầng tum đảm nhiệm vụ cản nắng và giải quyết vấn đề về gió, ánh sáng tự nhiên đem lại sự thông thoáng cho ngôi nhà.
Quy định về thiết kế, diện tích và chiều cao về tầng tum
Theo Thông tư số 07/2019/TT-BXD về thiết kế, diện tích và chiều cao của tầng tum sửa đổi, bổ sung của Bộ xây dựng diện tích tối đa của tầng tum là 30% trên tổng diện tích xây dựng, chiều cao không quá 3m. Theo đó, tầng tum sẽ không được tính vào số tầng nhà ở nếu chỉ xây theo kiểu lắp mái che khu vực thang bộ, thang máy, khu vực kỹ thuật nhà ở.
Chiều cao tầng tum sẽ cao từ 2m – 3m. Đối với khu vực bị khống chế chiều cao tầng và nằm trong hẻm nhỏ và có diện tích dưới 35m2 chiều cao tum chỉ 2m. Thông thường tầng tum sẽ cao 3m chưa tính chiều cao của mái.
Chiều cao tum 2m khi bị khống chế bởi diện tích nhỏ, chiều cao tầng và lộ giới.
Vị trí của tum phụ thuộc vào vị trí cầu thang có thể nằm giữa nhà hoặc cuối nhà đối với nhà có diện tích nhỏ. Với diện tích sàn lớn có thể bố trí phòng thờ và phòng giặt.
Ví dụ: Nhà có diện tích 7x20m, chừa sân trước 4m, diện tích xây dựng các tầng là 7x16m = 112m2. Khi đó diện tích tầng tum tính 30% diện tích của 112m2 sẽ là 33.6 m2. Tum sẽ có chiều rộng 6m dài 5m5. Khi xin giấy phép xây dựng chúng ta sẽ biết được diện tích chính xác.
Nói tóm lại, một tầng được coi là tầng tum với điều kiện, diện tích sàn <30% diện tích sàn mái và chiều cao nhỏ hơn 3m.
Tầng tum có được tính là 1 tầng hay không?
Theo công văn số 68/BXD-HĐXD thì vào ngày 18/5/2017 của Bộ Xây dựng đã quy định số tầng nhà công trình tại QCVN 03:2012/BXD. Theo đó, tầng tum nếu sở hữu diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái thì chúng có chức năng làm tum thang, kỹ thuật thì chúng không được tính vào số tầng nhà của công trình.
Để hiểu rõ hơn thì hãy nhìn ví dụ dưới đây:
Diện tích sàn mái là 100m2, nếu diện tích của tầng tum nhỏ hơn 30%x100m= 30m thì nó không tính là 1 tầng. Ngược lại, nếu lớn hơn thì tầng tum sẽ được tính là 1 tầng.
Dựa vào đó, gia chủ có thể cân nhắc để thiết kế và điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu, bởi việc xin giấy phép cho nhà 3 tầng 1 tum hoàn toàn khác với nhà 4 tầng.

Tại sao nên thiết kế thêm tầng tum?
Dưới đây sẽ là những lý do để bạn có thể cân nhắc việc xây dựng tum nhà cho gia đình của mình:
- Nếu diện tích đất của bạn nhỏ thì đây chính là bổ sung tuyệt vời nhất để gia tăng diện tích sử dụng.
- Nơi tuyệt vời chống nóng và cách nhiệt hiệu quả cho những căn phía dưới.
- Tầng tum thường là nơi đón ánh sáng và khí trời nên chúng sẽ giúp cho căn nhà trở nên thoáng đãng và mát mẻ hơn.
- Nếu như ngôi nhà 2 tầng thêm 1 tum nữa sẽ khiến cho ngôi nhà trở nên cân bằng hơn và tăng thêm yếu tố thẩm mỹ cho tổng thể.
- Dễ dàng áp dụng để làm phòng thờ hoặc là thêm 1 phòng ngủ vì vậy sẽ thích hợp với những ngôi nhà có chi phí thấp.
- Giúp căn nhà trở nên bề thế, hiện đại hơn, dễ dàng tận dụng không gian sàn mái hoặc tạo không gian vườn kết hợp một căn phòng tuyệt hảo.
Ý tưởng tuyệt vời khi thiết kế tầng tum
Tùy thuộc vào diện tích tầng tum mà bạn có thể linh hoạt bố trí chức năng cho nó. Dưới đây là những ý tưởng thiết kế tum nhà mà bạn có thể tham khảo:
- Tận dụng làm phòng thờ: Nếu diện tích phòng tum không đủ rộng thì phòng thờ chính là sự bố trí hợp lý nhất vì nó vừa đủ không gian lại vừa là nơi yên tĩnh.
- Dùng làm phòng ngủ: Phòng ngủ được tận dụng từ tầng tum thường chỉ nên dành cho người lớn tuổi bởi nó khá cao. Chỉ cần kết hợp thêm rèm hoặc là một vách ngăn là đã có thể đảm bảo được quyền riêng tư.
- Dùng làm nơi nghỉ ngơi: Nếu không gian sinh hoạt của nhà không đủ rộng lại quá ngột ngạt thì hãy lựa chọn nó làm nơi thư giãn, sẽ tuyệt vời hơn nếu kết hợp với khoảng sân đầy cây cảnh, hoa bên ngoài.
- Dùng làm nhà kho: Là nơi để lưu trữ đồ đạc hoặc là nông sản. Đây cũng là nơi tuyệt vời có thể tận dụng để hong khô quần áo vào những ngày mưa.
Chi phí xây dựng tầng tum
Chi phí xây dựng của tầng tum sẽ thấp hơn nhiều so với các tầng bên dưới vì có phần sân không có mái che, tường cũng không xây cao, kết cấu không phức tạp và cũng ít tốn công thợ. Tương tự, phần diện tích sàn bên trong ngôi nhà vẫn tính là 100% diện tích, còn phần sân trước có seno trang trí thì tính 70% diện tích, cuối cùng thì phần sân sau không có seno trang trí sẽ tính 50%.
Phần seno trang trí có hao phí vật tư và nhân công nên cũng được tính là 50% diện tích xây dựng.

Đây chỉ là cách tính chi phí xây dựng trong bảng báo giá xây dựng khi chưa có kích thước cụ thể và chính xác theo giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh. Chi phí hoàn thiện chính xác còn phải dựa vào bảng báo giá dự toán chi tiết.
Tham khảo mẫu thiết kế nhà có tầng tum đẹp nhất
Mẫu thiết kế nhà ống 3 tầng 1 tum luôn được đánh giá cao với phong cách hiện đại, mẫu thiết kế nhà luôn đáp ứng tính thẩm mỹ của kiến trúc nhà ở hiện nay.



Tất cả đều được bố trí vô cùng hài hòa, tạo nên được sự gắn kếp và vô cùng hợp lí cho tổng thể ngôi nhà bạn. Đồng thời, kiểu thiết kế nhà ở này cũng có thể giải quyết được những vấn đề về độ thông thoáng, ánh sáng tự nhiên và nguồn gió với sự lưu thông của không khí cho căn hộ.




Thiết kế tum cho nhà ống 2 tầng luôn được xem là một giải pháp hữu hiệu cho những ngôi nhà phố có diện tích hẹp, bởi chúng giúp gia tăng diện tích sinh hoạt cho gia đình.

Một trong những mẫu thiết kế nhà ống 1 tầng 1 tum sang trọng bậc nhất giành cho giới nhà giàu. Với diện tích đất rộng sẽ là lợi thế vô cùng lớn khi thiết kế và thi công nhà ở phù hợp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mỗi cá nhân trong gia đình.
Lưu ý khi thiết kế tầng tum
Thường tầng tum thường được lựa chọn cho những căn nhà ống 2 tầng bởi vì nó không quá rộng nhưng lại có thể đáp ứng được nhu cầu của gia chủ. Vì vậy khi thiết kế một tum cần chú ý những điều sau:
- Hãy ưu tiên hướng đến các chức năng chính bằng cách chọn đồ dùng và trang trí cho tầng tum phù hợp.
- Tạo điểm nhấn chính để mang đến một vẻ đẹp riêng cho căn phòng.
- Không nên trang trí quá nhiều tranh ảnh vì nó sẽ gây rối mắt người dùng.
- Hãy tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách hạn chế việc sử dụng rèm.
- Chọn gam màu phù hợp cho tầng tum sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh về tầng tum là gì cũng như những đặc điểm và lưu ý khi lựa chọn thiết kế tầng tum cho căn nhà của bạn. Hy vọng, với bài viết này CityA Homes đã cung cấp đến những nội dung chất lượng dành cho bạn.
Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:
- Hotline: 0905 389 389
- Email: cityahomes.vn@gmail.com
CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!